Cách xây dựng chuồng nuôi đà điểu như thế nào là hợp lý?

2022-04-03 14:06:19

Chuồng nuôi đà điểu gồm có hai phần, một phần là chuồng (nếu nuôi theo tổ) hay trại (nếu nuôi bầy đàn lớn) và phần còn lại là sân bãi chăn thả. Mỗi khu chuồng trại và sân bãi đều phải rào giậu kỹ, tốt nhất là dùng lưới kẽm B40 với chiều cao từ 1m50 đến 2m, nếu là chim lứa, và cao 2m50 nếu là chim trưởng thành, chim sinh sản. Rào cần phải cao như vậy mới ngăn được chim trống hai ngăn chuồng kế cận nhau không thể chĩa mỏ qua lại mổ nhau. Đà điểu cũng như loài gà, những con trống cũng thường hùng hổ đấu đá nhau.

  - Nếu nuôi với số lượng bầy đàn lớn và đất dành cho chăn nuôi đủ rộng, ta có thể làm nhiều chuồng liền kề với nhau. Hoặc tiện hơn cả, giữa hai dãy chuồng nên tạo lối đi đủ rộng để tiện cho người có phận sự qua lại cung cấp thức ăn nước uống, hay làm vệ sinh chuồng trại…Tường rào nên dùng lưới kẽm B40 với hàng cọc trụ bằng bê tong cốt sắt cho chắc chắn. Cách rào giậu như vậy tuy tốn nhiều tiền, nhưng đủ độ bền chắc để sử dụng lâu dài sau này. Chúng ta cũng biết đà điểu vừa cao to vừa có sức mạnh, nhất là khi chúng bị hoảng sợ, chúng sẽ bất thần tung cao người lên và chạy trối chết nên càn lướt lên tất cả những chướng ngại vật trên đường chạy của nó. Do đó, tường rào làm sơ sài không đủ sức cầm giữ chúng.

- Trong một vuông rào như vậy, ta nên chọn một góc đất thích hợp nào đó để dựng chuồng, hay dựng một dãy trại cho chim ở. Chuồng trại đà điểu chỉ cần làm thô sơ, kiểu cách giản dị, như kiểu chuồng trâu bò cho đỡ tốn kém. Điều cần là nền chuồng phải cao ráo, bằng phẳng, nền tráng xi măng, lót gạch tàu hay bằng đất nện cũng tốt. Mái chuồng nên lợp bằng tôn, bằng ngói, có chiều cao cách mặt đất khoảng 3m đối với chim lớn.

 - Thường thì đà điểu cả ngày lẫn đêm thích sống ở ngoài trời, chúng chỉ vào chuồng để tránh mưa nắng và kiếm thức ăn. Vì trong chuồng có đặt sẵn máng ăn và máng nước. Do vậy, trong chuồng không cần làm rộng, mỗi đà điểu lớn cần từ 3 đến 4 mét vuông cũng đủ. Đà điểu ít khi nằm, và nằm thì nằm xuống nền, vì vậy trong chuồng trại không cần làm sàn cho chúng.

- Ngoài sân bãi nên trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn xanh cho đà điểu. Đây là giống chim duy nhất biết ăn cỏ mà sống. Nhưng, nuôi thuần cỏ không thôi không được mà ăn cỏ nhiều quá thì chim cũng bị tiêu chảy. Ngoài cỏ ra, nếu đất đai rộng ta nên trồng cây để tạo lùm bụi cho chim tránh nắng, hoặc trồng cây lớn có tàn rộng che mát càng tốt.

- Sân bãi cũng phải cao ráo tránh ngập úng trong mùa mưa. Nên chọn một vài địa điểm để làm hố cat để chim có thêm thức ăn (đà điểu có thói quen thích ăn nhiều cát) đồng thời các hố cát này cũng là nơi chim trống đào ổ để chim mái đẻ trứng.

- Ngoài chuồng nuôi ra, ta còn chừa đất để xây dựng nhà kho để chứa lương thực nuôi chim, nơi ấp trứng và úm chim sơ sinh. Hệ thống điện, nước cần phải có đầy đủ ngay từ đầu….

Nguồn:Chín mươi câu hỏi đáp nuôi và kinh doanh đà điểu / Việt Chương

Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản

Trong sản xuất và phát triển mô hình nuôi đà điểu thì giai đoạn nuôi đà điểu sinh sản là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng trứng và chất lượng con giống. Vì vậy việc chăn nuôi, chăm sóc đà điểu sinh sản là rất quan trọng, nó liên quan trực tiếp tới chế độ ăn, cách chăm sóc, phòng và trị bệnh cho đà điểu bố mẹ.

Kỹ thuật nuôi đà điểu con

Đà điểu là loài động vật quanh năm sống trên sa mạc, chúng có sức sống vô cùng mãnh liệt, hệ miễn dịch phát triển rất cao. Tuy nhiên đà điểu nuôi ở nhà, ở các trang trại vẫn cần phải tuân thủ theo đúng kỹ thuật nuôi để đảm bảo số lượng đà điểu con sống sót cao, phát triển tốt cho năng suất cao.

Cách phòng trị bệnh Newcastle ở Đà Điểu

Bệnh Newcastle ở đà điểu do các chủng virus Newcastle cường độc gây ra.