Cách nuôi kỳ đà cảnh

2021-11-20 15:42:15

Nuôi kỳ đà khoản tốn kém về thức ăn của kỳ đà không nhiều, lại rẻ tiền, dễ kiếm.

Trong đời sống hoang dã bên ngoài, kỳ đà ăn tạp, nhưng thức ăn nuôi sống nó toàn là thức ăn có nguồn gốc động vật mà thôi. Nói cách khác, kỳ đà chỉ ăn “thịt” chứ không ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật như Nhím.

Có thể nói trên đường đi kiếm mồi, hễ vớ được con vật gì vừa miệng là kỳ đà ăn được hết. Từ gà Vịt, chim chóc, ếch nhái, tôm cá, cua ốc và các giống côn trùng như cào cào, châu chấu, mối, gián, bướm, ong, nhện, dế và cả sâu bọ… đều là thức ăn nuôi sống loài vật bò sát này.

Nuôi kỳ đà cảnh

Kỳ đà cũng thường leo lên các cây cao để tìm đến các tổ chim để nhấm nháp chim non và trứng chim. Nó cũng đào bới các bãi sông suối để tìm ăn trứng rùa, ba ba và cả trứng của đồng loại của nó, Thế nhưng, loại thức ăn khoái khẩu nhất của kỳ đà mà hầu hết các giống thú khác đều chê, là xác động vật đã chết lâu ngày bốc mùi hôi thối! Mỗi khi đánh hơi được cái mùi đặc trưng này, tất cả kỳ đà đang kiếm ăn xa gần quanh đó đều hối hả chạy nhanh tìm đến để giành giựt nhau ăn như sợ mất hết phần. Chúng ăn cho đến khi thực sự no nê mới chịu tản đi.

Chính vì ăn uống với thức ăn đa dạng như vậy nên kỳ đà được coi là con vật có ích cho con người vì chúng tiêu diệt chuột bọ và các loại côn trùng phá hoại mùa màng. Nuôi nhốt trong chuồng, ngoài thức ăn còn sống vừa kể, ta nên tập cho chúng ăn các thứ thức ăn rẻ tiền mà dễ kiếm như cá ươn, như các phế phẩm của các lò mổ gia súc, gia cầm gần nơi mình ở (nếu có) thật tiện lợi vô cùng. Những thức ăn này trước khi cho ăn nên rửa sạch, xắt nhỏ cho vừa miệng chúng rồi tới bữa đổ vào máng cho ăn. Có thể trong vài bữa đầu chúng chê vì gặp mùi lạ. Những thứ lòng ruột lấy ra từ các lò mổ này, nhiều người đã dùng nuôi kỳ đà, nhưng cho ăn sống.

Nhiều người nuôi kỳ đà chỉ cho ăn một bữa duy nhất trong ngày mà thôi. Đó là bữa ăn tối, theo như cách ăn uống bên ngoài của chúng. Đúng ra, chúng ta nên cho kỳ đà àn hai bữa: bữa sáng và tối. Bữa sáng là bữa ăn phụ và bữa tối mới là bữa ăn chính, cho ăn nhiều hơn. Trong bữa sáng, theo thói quen, dù ta cung cấp thức ăn đầy máng chúng ăn không nhiều, vì bữa tối qua còn no bụng. Còn bữa tối phải cho ăn nhiều vì thói quen của chúng là ăn về đêm, ăn suốt đêm.

Tìm nguồn thức ăn để nuôi kỳ đà Nuôi kỳ đà với số lượng ít vài ba con, khâu chạy thức ăn nuôi chúng hàng ngày có lẽ chẳng khiến mấy ai phải bận tâm. Nhưng, nếu nuôi với số lượng nhiều, từ chục con trở lên thì việc này chắc không ai dám cho là nhỏ, là dễ được. Cái khó là tìm cho được thức ăn rẻ tiền để đỡ tốn kém, và lúc nào cũng có sẵn với số lượng nhiều, đáp ứng đúng mức nhu cầu của mình, để vật nuôi khỏi phải chịu cảnh bữa đói bữa no, một ngày ăn đôi ba ngày phải nhịn. May mà giống kỳ đà nổi tiếng có biệt tài nhịn đói lâu ngày, nhưng thử hỏi nuôi mà cho ăn uống thất thường như vậy, làm sao chúng lớn nhanh và sinh sản tốt được?

Vì vậy, nếu nuôi kỳ đà với số lượng nhiều, ta nên tìm nguồn thức ăn cho chúng theo cách sau đây:

+ Liên hệ với các chủ sạp bán cá ở các chợ để mua rẻ những cá đã ươn sình (đón mua vào giờ tan chợ).

+ Liên hệ các lò ấp trứng gà vịt để mua rẻ các gà vịt con bị ấp sát, hay mang dị tật, yếu sức…

+ Liên hệ các lò mổ gia súc, gia cầm gần nơi mình ở, nấu có để mua rẻ lòng ruột phế phẩm, vốn là thứ kỳ đà rất thích ăn.

+ Nuôi dế (đẻ quanh năm)

+ Nuôi chim cút (lấy trứng và thịt)

+ Nuôi ếch nhái.

+ Nuôi cá đồng như cá lóc, cá rô…

Khi đã chủ động được đầy đủ nguồn thức ăn để nuôi kỳ đà, chúng ta mới dám mạnh dạn tăng bầy đàn.

Nước uống Một con kỳ đà trưởng thành uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Vì vậy, ta nên châm đầy máng nước để chúng uống tự do. Nước dùng cho kỳ đà uống là thứ nước sạch ta dùng như nước máy, nước mưa, nước giếng. Mỗi ngày nên thay nước mới, và trước đó cần phải cọ rửa máng cho sạch sẽ


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Một số kỹ thuật cơ bản nuôi cá sấu

Nuôi cá sấu tưởng khó mà dễ, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên bà con cần lưu ý tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá sấu để giúp tránh rủi ro cần thiết.

Kỹ thuật nuôi rắn hổ hèo

Rắn ráo có nhiều loại, mỗi vùng miền gọi một tên khác nhau. Nuôi rắn ráo chuẩn theo kỹ thuật chăn nuôi sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, làm giàu trong chăn nuôi, sản xuất...

Sở thích nuôi bò sát làm thú cưng của cô nàng 9X gây xôn xao

Từ tình yêu với những con vật đặc biệt, Phương Vi- cô nàng 9X đang ấp ủ dự định kinh doanh riêng, nuôi và cho sinh sản sóc Bắc Mỹ và các loài rắn không có nọc độc.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc rắn mối

Hiện nay rắn mối đang trở thành đặc sản hot tại các nhà hàng ở khắp các tỉnh thành trong cả nước vì mùi vị thơm ngon và giá thành tương đối mền. Nhưng do lượng rắn mối trong thiên nhiên ngày một giảm dần nên rắn mối đang rất hút hàng.

Phòng và điều trị bệnh cho rắn mối

Rắn mối thường mắc phải một số bệnh sau:

Cách nuôi dưỡng tắc kè hoa đổi màu

Tủ kính hay bể cá là những nơi cần tránh khi nuôi tắc kè hoa bởi sẽ khiến chúng thiếu không khí và dễ mắc các bệnh về hô hấp. Cách tốt nhất là chuẩn bị một chuồng nuôi thoáng khí với nhiều cây, hoa , cành khô để tạo cảm giác gần gữi với thiên nhiên cho chú tắc kè hoa của bạn nhé.