Cách chọn giống và phương pháp chăn nuôi nhím sinh sản hiệu quả

2022-04-03 14:33:46

1. Chọn mua nhím giống:

Người mua cần chú ý phải mua nhím ở những địa chỉ tin cậy, bảo đảm là loại nhím đã được thuần hoá, tránh mua phải nhím rừng vì nhím rừng rất khó chăm sóc và sinh sản. Đặc biệt, nhím phải có lý lịch, nguồn gốc rõ ràng và phải có giấy kiểm dịch, chứng nhận của kiểm lâm ( nhím là động vật thuộc đối tượng bảo tồn ), vì vậy, nếu mua nhím mà không có giấy chứng nhận là vi phạm pháp luật và sẽ bị thu hồi.

nuoi-nhim

2. Phân biệt nhím đực, nhím cái:

Lúc nhím còn nhỏ, đặt nhím nằm ngửa, dùng 2 ngón tay vạch lỗ sinh dục ra, thấy gai giao cấu lộ ra là nhím đực, không thấy là nhím cái.Khi nhím trưởng thành, nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, tính hung dữ, hay xù lông, rung chuông, đạp chân phành phạch để tấn công đối phương. Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân mình mập và ngắn hơn con đực, đuôi ngắn, tính hiền lành, chỉ hung dữ lúc đẻ. Bắt nhím cho vào rọ hẹp, nhấc lên dùng ngón tay gãi nhẹ vào cơ quan sinh dục cách hậu môn 2 - 3 cm, nếu thấy dương vật thòi ra là nhím đực, nếu không là nhím cái.

 

3. Tỷ lệ đực cái:

Thông thường do giá nhím giống trên thị trường quá cao do đó các hộ gia đình chỉ đầu tư 1 đực, 1 cái cho phép là 1 nhím đực/ 5 - 8 nhím cái.

Do vậy, để giảm chi phí và tăng nhanh số lượng con trong đàn tuỳ theo khả năng mà ta đầu tư cho thích hợp.


4. Cách cho phối giống:

Nên cho con cái phối giống khi 10 - 12 tháng tuổi. Thời gian động đực thường kéo dài 3 - 4 ngày, thời điểm phối thích hợp là 2 ngày sau khi nhím cái động dục. Khi động dục con cái thường có các biểu hiện: đi loanh quanh trong chuồng, hít ngửi liên tục. Nếu ta động vào người, chúng đứng yên và cong đuôi lên, đôi khi bỏ ăn. Còn con đực củng nhảy lăng xăng và hít ngửi liên tục, chân cào liên tục xuống nền chuồng rồi rít lên.
Khi thấy nhím cái có biểu hiện động dục thì bắt nhím đực thả vào ô nhốt nhím cái cho chúng phối trong thời gian 4 – 6 ngày. Nếu nhím cái đang nuôi con thì bắt nhím con ra chỗ khác để trách nhím đực cắn chết nhím con. Sau mỗi lần phối giống cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, chất béo và giá đỗ cho nhím đực . Mỗi con đực chỉ nên cho giao phối với không quá 8 con cái và luôn luân chuyển đực cái để tránh cận huyết.

 

5. Thức ăn và cho ăn:

Nhím là loài ăn tạp, vì thế, thức ăn cho nhím rất đa rạng như: côn trùng, giun, ốc, cá, rễ, lá, mầm cây, rau, củ, quả, kể cả những loài chát, đắng…

Bình thường nhím ăn 2kg thức ăn/con/ngày. Nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn tinh nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường… để nhím con mau lớn, nhím mẹ đỡ mất sức, vì vừa phải tiết sữa nuôi con vừa mang thai.

 

6. Nước uống:

Nhím ăn rau, củ, quả nên ít uống nước, nhưng cũng phải có đủ nước sạch cho nhím uống tự do. Trung bình 1 lít/5con/ngày. Nhím thương uống nước vào buổi sáng và buổi trưa. Nhím không thích tắm ướt mình, nếu bị ướt nhím sẽ rùng mình và vung lông liên tục không tốt.

 

7. Chuồng nuôi:

Nuôi nhím còn dễ hơn cả nuôi lợn, thậm chí có thể nuôi cả trên sân thượng nhà cao tầng. Diện tích chuồng nuôi nhím không cần rộng lắm, trung bình 1m2/con. Chuồng nuôi nhím nên làm nửa sáng, nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt và nắng nóng, bảo đảm khô sạch, thoáng mát. Nền và sân chuồng làm bằng bê tông dày 8 – 10cm, nghiêng khoảng 3 – 4/%, để thoát nước và để nhím không đào hang chui ra… Xung quanh khu chuồng rào bằng lưới thép B40, cao trên 1,5m.

Nhím thích ở hang nhưng không nên làm hang ngầm dưới đất, ta có thể làm hang giả cho nhím bằng tole uốn cong hoặc bằng ống cống phi 50 - 60 cm, để nổi trên nền chuồng, dễ vệ sinh, sát trùng.
Trong chuồng nên để vài khúc gỗ, xương hoặc đá liếm để nhím mài răng và không cắn phá chuồng. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần chú ý xương phải được luộc kỹ, bỏ hết gân, thịt và tuỷ.

 

8. Phòng bệnh:

Nhím có khả năng đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh, nhưng củng có mắc một số bệnh thông thường:

– Bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 1 – 2 lần.

– Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không gây đủ như ngoài thiên nhiên nên nhím có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ rau, rễ dừa… Để phòng bệnh tiêu chảy, ta nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím, không nên cho nhím ăn các loại thức ăn ẩm mốc, hôi thối, bẩn thỉu…

 

9. Hiện tượng nhím không sinh sản:

Nhím được 12 - 18 tháng tuổi là có thể phối giống và sinh sản, nếu quá thời gian trên mà thấy nhím không động duc, phối giống đẻ có thể là do các nguyên nhân sau đây: chọn giống không tốt ( có thể cả 2 con cùng là đực hoặc đều là cái ), khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, đặc biệt là ghép đôi cho giao phối chưa đúng kỹ thuật.

 

10. Giá nhím:

Hiện nay do cung cung không đủ cầu làm cho giá nhím giống trên thị trường rất cao ( trên dưới 10 triệu đồng cho một cặp 3 – 4 tháng tuổi).

Nguồn: thegioinhim.com


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím

Nhím là một loài vật gặm nhắm, sống hoang dã dọc ở một số nước như Nêpan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc.

Chọn nhím giống để nuôi

Nuôi nhím là một nghề mới được phát triển chưa lâu, chỉ mươi năm trở lại đây, vì vậy việc chọn nhím giống tốt để nuôi còn có mức độ hạn chế. Bởi vậy, theo thiển ý của chúng tôi, chọn nhím để giống, nên chú trọng đến những điểm sau đây:

Cách chăm sóc nhím để đạt hiệu quả cao

Giới thiệu những vấn đề cần lưu ý để chăm sóc nhím đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Kiểu lồng, chuồng nuôi nhím

Nuôi nhím, dù là giống hoang dã hay đã được thuần hóa nhiều đời, ta cũng phải nuôi nhốt chúng trong lồng hay trong chuồng nuôi nhím, nếu không chúng sẽ sổng mất. Chuồng nuôi nhím phải làm hết sức chắc chắn bằng những thứ vật liệu cứng chắc như sắt thép, gạch đá, xi măng để chúng không thể cắn phá làm hư nát và đào thoát ra ngoài được.

Chăm Sóc Và Phòng Trị Bệnh Cho Nhím

Trước tình hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn hiện nay, người dân đã không ngừng mở ra nhiều mô hình chăn nuôi mới nhằm giải quyết khó khăn cho kinh tế gia đình đồng thời góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Trong đó, nhím cũng là một trong những mô hình chăn nuôi mới nhưng đã mang lại những hiệu quả kinh tế cao.

Các bệnh thường gặp ở nhím kiểng

Chơi nhím kiểng cũng như nuôi các loại thú cưng khác, các bạn phải có cách phòng và trị bệnh cho các bé. Ở nhím kiểng hay bị tiêu chảy và hát xì nhất, nhưng đảm bảo các bạn là tụi nó rất khỏe, bị mấy bệnh đó vẫn vô tư, nhưng đừng để kéo dài cả tuần mà không chữa trị. Nuôi các bé sợ nhất là bệnh bỏ ăn uống, người lừ đừ, cái này là nguy nhất, nhím kiểng rất sợ lạnh.