Chăm Sóc Và Phòng Trị Bệnh Cho Nhím

2022-04-03 14:33:47

Trước tình hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn hiện nay, người dân đã không ngừng mở ra nhiều mô hình chăn nuôi mới nhằm giải quyết khó khăn cho kinh tế gia đình đồng thời góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Trong đó, nhím cũng là một trong những mô hình chăn nuôi mới nhưng đã mang lại những hiệu quả kinh tế cao.

Chăm sóc: Do nhím ở rất sạch nên phải quét dọn chuồng trại sạch sẽ, khi vào chuồng trại cần đi ủng để đề phòng nhím vẩy lông sẽ bay vào chân gây đau đớn. Giữ yên tĩnh cho nhím nhất là khi nhím ngủ. Khi nhím sinh sản cần ngăn cách các đôi cẩn thận vì nhím đực sẽ cắn chết con của con nhím khác. Ưu thế nhất là nhím rất ít bệnh tật, nên rất dễ nuôi.
phòng bệnh cho nhím
Phòng bệnh: Là động vật hoang dã nên nhím rất ít mắc bệnh trong quá trình nuôi. Người nuôi chưa thấy nhím mắc bệnh gì. Trong quá trình vận chuyển nhím hay cắn nhau, các vết thương được liền rất nhanh. Có con bị cụt chân nhưng chỉ một thời gian ngắn đã liền và vẫn sinh sản tốt.
 
Một số bệnh thông thường có thể gặp như:
 
1/ Bệnh ký sinh trùng ngoài da: Do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc để nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh này, nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 1 – 2 lần.
 
+ Thuốc trị ký sinh trùng ngoài da: Vimectin 0,3% tiêm bắp 1ml/12kg thể trọng. Có thể dùng thuốc bột để trộn vào thức ăn/nước uống: Vimectin gói 50 gam trộn khoảng 80kg thức ăn; hoặc 1 gam thuốc cho 30kg thể trọng/ngày; liên tục 3 ngày.
 
+ Thuốc sát trùng chuồng trại:
 
* Khi chuồng còn trống, chưa thả nhím: Vime Protex pha nồng độ 0,5% (100ml pha 20 lít nước phun khắp chuồng).
 
* Khi trong chuồng có nhím: Chọn một trong các loại sau hoặc luân phiên sử dụng:
 
. Vimekon pha nồng độ 0,5% (100ml pha 20 lít nước) phun khắp chuồng, có thể phun lên mình nhím.
 
. Vime-Iodine pha nồng độ 33% (15ml pha 4 lít nước) phun khắp chuồng, có thể phun lên mình nhím.
 
2/ Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ như ngoài thiên nhiên, nhím có thể bị tiêu chảy. Trường hợp này, có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa...
 
+ Có thể dùng các thuốc sau 3 – 5 ngày liên tục để pha nước uống hoặc trộn trong thức ăn:
 
* Vimenro: 1gam/10kg thể trọng /ngày.
 
* Genta-Colenro: 1g/10kg thể trọng/ngày.
 
* Terra-Colivet: 1gam/8 – 10kg thể trọng/ngày.
 
+ Để phòng bệnh tiêu chảy, nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím. Không nên cho nhím ăn các loại thức ăn bẩn thỉu, ẩm mốc, hôi thối....Cần bổ sung men tiêu hoá cho nhím khi thấy nhím có biểu hiện bệnh đường tiêu hoá hoặc sau khi điều trị bằng kháng sinh. Có thể sử dụng Vime - 6 - way: 1 gam pha 2 lít nước uống hoặc 1 gam trộn 0,5 kg thức ăn cho nhím ăn.
 
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam

Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím

Nhím là một loài vật gặm nhắm, sống hoang dã dọc ở một số nước như Nêpan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc.

Chọn nhím giống để nuôi

Nuôi nhím là một nghề mới được phát triển chưa lâu, chỉ mươi năm trở lại đây, vì vậy việc chọn nhím giống tốt để nuôi còn có mức độ hạn chế. Bởi vậy, theo thiển ý của chúng tôi, chọn nhím để giống, nên chú trọng đến những điểm sau đây:

Cách chăm sóc nhím để đạt hiệu quả cao

Giới thiệu những vấn đề cần lưu ý để chăm sóc nhím đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Kiểu lồng, chuồng nuôi nhím

Nuôi nhím, dù là giống hoang dã hay đã được thuần hóa nhiều đời, ta cũng phải nuôi nhốt chúng trong lồng hay trong chuồng nuôi nhím, nếu không chúng sẽ sổng mất. Chuồng nuôi nhím phải làm hết sức chắc chắn bằng những thứ vật liệu cứng chắc như sắt thép, gạch đá, xi măng để chúng không thể cắn phá làm hư nát và đào thoát ra ngoài được.

Các bệnh thường gặp ở nhím kiểng

Chơi nhím kiểng cũng như nuôi các loại thú cưng khác, các bạn phải có cách phòng và trị bệnh cho các bé. Ở nhím kiểng hay bị tiêu chảy và hát xì nhất, nhưng đảm bảo các bạn là tụi nó rất khỏe, bị mấy bệnh đó vẫn vô tư, nhưng đừng để kéo dài cả tuần mà không chữa trị. Nuôi các bé sợ nhất là bệnh bỏ ăn uống, người lừ đừ, cái này là nguy nhất, nhím kiểng rất sợ lạnh.