Quy trình kỹ thuật nuôi dế mèn sinh sản

2021-11-20 20:25:16

Mô hình nuôi dế được xem là có thu nhập khá cao so với nhiều mô hình khác nên lựa chọn nuôi dế là một ý tưởng thông minh của người chăn nuôi hiện nay. Sau đây là kỹ thuật nuôi dế sinh sản.

Sau đây là quy trình kĩ thuật nuôi dế mèn sinh sản hiện nay:

+ Phân biệt dế cái:

Dế cái cánh màu đen, bóng mượt, bụng to hơn dế đực; dế cái không kêu được. Dế cái có máng đẻ trứng ở phần đuôi giống cái kim khâu quần áo. Khi chọn dế cái sinh sản nên chọn những con mạnh khỏe, lanh lợi.

Quy trình kỹ thuật nuôi dế mèn sinh sản

+ Chu kỳ sinh trưởng của dế:

Dế mẹ thụ tinh xong sẽ đẻ trứng, trứng được 10-12 ngày sẽ nở. Nuôi dế từ khi nở tới khi thu hoạch khoảng 40-45 ngày. Dế trưởng thành và bắt đầu sinh sản khi đạt 50-55 ngày tuổi.

+ Dụng cụ và quy trình nuôi dế sinh sản:

1. Nuôi trong thùng, chậu, xô,… phải có lỗ thoáng không khí. Sau khi ghép đôi, dế mẹ nên được nhốt riêng để tạo thêm không gian sinh sản. Trong chuồng phải có khay đất ẩm cho dế đẻ. Dế thường đẻ từ 2-3 ngày sau. Nhiệt độ lý tưởng cho trứng ấp từ 23-25 độ C.

2. Trong chuồng nuôi dế mẹ phải có đầy đủ khay nước uống, thức ăn và đất cho dế đẻ ( trộn đất với cát theo tỉ lệ 2 đất 1 cát).

3. Thức ăn, nước uống cho dế trong thời kì này phải tuyệt đối sạch, không chứa thuốc bảo vệ thực vật tránh gây hại cho dế và trứng. Ngoài các loại thức ăn như lá, rau, củ quả nên bổ sung thêm cho dế cám đã nghiền mịn.

4. Vệ sinh chuồng trại 6-7 ngày 1 lần.

5. Cách ly dế mẹ đến khi nào trứng nở thì cho vào chuồng cũ. Dế con mới đẻ phải được nuôi riêng.

6. Dế con mới đẻ đến 15 ngày tuổi nên nuôi trong chuồng nhỏ (1m2 cho 100-120 con) có một ít rơm và đất. Xịt một ít nước hằng ngày vào rơm và tán nhỏ thức ăn cho dế dễ tiêu thụ (tốt nhất là cho dế ăn cám bỏ vào 1 khay nhỏ).

7. Dế từ 15-45 ngày tuổi thì cho vào chuồng nuôi như các con khác.


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím

Nhím là một loài vật gặm nhắm, sống hoang dã dọc ở một số nước như Nêpan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc.

Chọn nhím giống để nuôi

Nuôi nhím là một nghề mới được phát triển chưa lâu, chỉ mươi năm trở lại đây, vì vậy việc chọn nhím giống tốt để nuôi còn có mức độ hạn chế. Bởi vậy, theo thiển ý của chúng tôi, chọn nhím để giống, nên chú trọng đến những điểm sau đây:

Cách chăm sóc nhím để đạt hiệu quả cao

Giới thiệu những vấn đề cần lưu ý để chăm sóc nhím đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Kiểu lồng, chuồng nuôi nhím

Nuôi nhím, dù là giống hoang dã hay đã được thuần hóa nhiều đời, ta cũng phải nuôi nhốt chúng trong lồng hay trong chuồng nuôi nhím, nếu không chúng sẽ sổng mất. Chuồng nuôi nhím phải làm hết sức chắc chắn bằng những thứ vật liệu cứng chắc như sắt thép, gạch đá, xi măng để chúng không thể cắn phá làm hư nát và đào thoát ra ngoài được.

Chăm Sóc Và Phòng Trị Bệnh Cho Nhím

Trước tình hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn hiện nay, người dân đã không ngừng mở ra nhiều mô hình chăn nuôi mới nhằm giải quyết khó khăn cho kinh tế gia đình đồng thời góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Trong đó, nhím cũng là một trong những mô hình chăn nuôi mới nhưng đã mang lại những hiệu quả kinh tế cao.