Kỹ thuật nuôi cá cảnh hồng két

2021-11-20 21:19:38

Cá hồng két hay còn gọi là két đỏ hay huyết anh vũ là một loại cá cảnh có chung dòng họ với cá la hán (họ cá rô phi cichlid). Cá hồng két hình ovan to khoảng bàn tay người, chúng có màu cam đậm và cái miệng trông rất đẹp và dễ thương nên được người ta nuôi làm cá cảnh trong nhà. Cá hồng két ăn thức ăn động vật tương tự như cá la hán, chúng còn là một loài cá nuôi chung với cá rồng được nhiều người lựa chọn.

Cá hồng két là một loài lai giữa hai loài cá, hiện có hai giả thuyết lai tạo ra cá hồng két: (1) Amphilophus labiatus lai với loài Heros severus, (2) Amphilophus citrinellum lai với Cichlasoma synspilum. Đây là loài cá nhập nội từ thập niên 90, trung bình nhập 1 – 2 ngàn con/năm, cao điểm gần 5 ngàn con/năm vào năm 2003 được lai tạo ở Đài Loan vào khoảng năm 1986.

Cá hồng két lai thường bị bất thụ do con đực không thể thụ tinh cho trứng. Một số ít cá hồng két nhập nội có thể sinh sản được ở Việt Nam nếu cá thể đực ở dạng thuần chủng hoặc tạp giao gần. Hiện nguồn cá đẹp và đúng nghĩa” hồng két chủ yếu từ nhập khẩu.

Cá hồng két

Cách nuôi cá hồng két

Chiều dài cá khi trưởng thành đạt 17 – 20 cm, cá sống ở mọi tầng nước trong bể cá cảnh, có nhiều loại cá hồng két lai tạo nhiều màu rất đẹp: từ vàng, hồng, tím, xanh lá cây… Bạn có thể nuôi ghép chúng với nhau tạo thành một đàn cá hồng két nhiều màu rất đẹp.

Cá thích hợp trong bể có ánh sáng vừa đến yếu, nhiều nơi ẩn nấp (đá, gỗ ...). Cá không ăn cây thủy sinh nhưng có thể sục nền đáy làm tung cây thủy sinh lên. Cá thân thiện và đáng yêu, thường nuôi chung với cá rồng hoặc các loài cá hiền lành khác. Lưu ý cá có thể ăn cá nhỏ vừa cỡ miệng, nên nuôi chung với những loài có kích thước tương đương hoặc loài cá bơi nhanh.

Bể nuôi cá hồng két nên có kích thước lớn từ 220 lít, chiều dài 100 cm trở lên, nguồn nước nuôi nên được lọc sạch và sục khí thường xuyên, cần đảm bảo: 21 – 28 oC, độ cứng nước (dH): 2 – 25, độ pH: 6,0 – 8,0. Cá không thích hợp nuôi trong hồ có trồng cây thủy sinh.

Cá ăn tạp, thức ăn động vật là chính, chúng ăn các loại tép bò, trùng chỉ, thức ăn thừa trong bể khi nuôi chung với cá rồng hoặc các loài cá khác, thức ăn đông lạnh (trùng vỉ đông lạnh, thịt bò, heo băm nhỏ, tôm đông) và thức ăn viên.


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Kỹ thuật nuôi cá cảnh cơ bản cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh không chỉ là trang trí, phong thủy mà nhiều người chơi, đặc biệt là các bạn trẻ còn cảm thấy thích thú và đam mê. Nhưng không phải cứ cho chúng ăn no nê đầy đủ là có ngay những chú cảnh rực rỡ nhiều màu sắc. Hướng dẫn nuôi cá cảnh cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc hiệu quả nhất cho thú cưng của mình một cách hoàn hảo nhất.

Nuôi cá cảnh theo bản mệnh

Theo Phong thủy học, bể cá tượng trưng cho yếu tố Thủy, giúp điều hòa âm dương, mang lại nguồn năng lượng tốt giúp gia chủ thêm thịnh vượng, giàu sang. Bởi vậy việc lựa chọn bể cá hợp mệnh phong thủy là vô cùng quan trọng.

Cách nuôi và chăm sóc cá rồng

Bể cá rồng được nhiều gia đình hiện nay lựa chọn không chỉ đem đến tài lộc cho gia chủ mà còn có thể trấn trạch trong nhà, xua đuổi mọi điều không may mắn, tốt lành. Tuy nhiên, chỉ khi nắm rõ cách nuôi cá rồng dưới đây, bạn mới có được những chú cá khỏe mạnh nhất. Hãy cùng tìm hiểu kĩ thuật đó ra sao nhé!

Tìm hiểu về cá rồng kim long bối đầu vàng

Cá rồng kim long bối đầu vàng chỉ xếp sau Huyết long trong danh mục các loại cá rồng quý hiếm ở Việt Nam. Với dân chơi sành điệu thì nuôi cá rồng không chỉ là đam mê mà còn thể hiện đẳng cấp thời thượng và nâng cao giá trị của bản thân.

Nguyên nhân chính gây bệnh cho cá cảnh nước ngọt

Triệu chứng khi cá cảnh nước ngọt mắc bệnh Triệu chứng rõ nhất khi cá bị bệnh được biểu hiện qua màu sắc trên thân cá và cử chỉ hành động. Khi nhiễm bệnh, màu sắc thân cá hơi nhạt đi so với màu cơ bản, màu cá có thể trắng bệch hay đen sẫm, cá bị tuột vảy hay ra nhiều nhớt. Hoạt động bơi lội chậm chạp và tách ra riêng khỏi đàn vào góc bể, cá đơn độc bơi gần mặt nước hay dựa vào thành bể hay góc hồ, phản ứng chậm hay không có phản ứng khi có tiếng động mạnh, cũng có khi cá chuyển động xoay tròn h

Nuôi cá ngựa vằn sinh sản

Cá Ngựa vằn là loài cá nhỏ nhắn thuộc họ cá Chép Cyprinidae. Chúng bơi rất nhanh và thích lượn ở tầng mặt, đặc tính bơi nhanh và cơ thể có những sọc ngang nên được gọi là “cá ngựa vằn”