Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá dĩa

2021-11-20 21:19:16

Sau đây là cẩm nang nuôi cá dĩa cảnh giúp người nuôi cá cảnh nắm bắt kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá dĩa tốt nhất. Mời bạn đọc theo dõi

1. Thả giống cá dĩa


- Chọn giống 

+ Mua cá bố mẹ : màu sắc theo ý muốn, thân hình tròn, đầy đặn (không quá mập), khỏe mạnh, kỳ vây nguyên vẹn, phản xạ nhanh nhẹn, mua từ những nghệ nhân nuôi thành công.
+ Nếu mua cá con (chưa có màu) cần biết nguồn gốc (cá bố mẹ) : đàn cá khỏe mạnh, đồng đều, phân tán đều trong hồ, không tụm lại gốc hồ, phản xạ nhanh nhẹn, thường tập trung lại máng ăn.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá dĩa

- Thả giống

+ Chuẩn bị nước thả có các yếu tố môi trường nước gần giống với nước nơi cá đang sống (pH, nhiệt độ, độ cứng…), lọc tuần hoàn, tăng nhiệt và sục khí.
+ Thả bao cá giống vào bể (20 – 30 phút) để cân bằng nhiệt độ
+ Tắm cá trước khi thả trong dung dịch formal (37%) với nồng độ 100ppm (100 ml/1000 lít nước) trong vòng 5 - 10 phút.
+ Thả cá từ từ vào hồ,
+ Cách ly cá mới mua về trong 2 tuần để theo dỏi.


2. Chăm sóc cá dĩa

 Cho ăn

- Loại thức ăn

+ Cá 15 – 30 ngày tuôỉ : cho ăn Artemia, bo bo
+ Cá từ 1 tháng tuổi trở đi : ăn trùn chỉ, cung quăng
+ Cá từ 3 tháng tuổi trở đi : ăn trùn chỉ, cung quăng, thịt xay, cá con

-Chuẩn bị thức ăn 

+ Trùn chỉ, bo bo, cung quăng : mua về để vài giờ để loại bỏ hết chất thải trong ruột của chúng, rửa qua nước sạch vài lần, vớt những con sống cho cá ăn, sau đó sục khí tiếp để lại cho lần ăn sau.
+ Thức ăn tự chế biến : công thức pha chế cho 1 kg thức ăn đông lạnh :
500 - 550g tim bò hoặc thịt bò (bỏ mỡ, gân)
400 g tôm tươi
50 g chất kết dính
Tất cả được xay nhuyễn, bỏ vào túi nylon, cán dẹp, để trong ngăn đá tủ lạnh và cho ăn dần. Có thể bảo quản được 1 – 2 tháng. Có thể bổ sung tảo spirulina (10g –20g/kg thức ăn).

- Cách cho cá dĩa ăn 

+ Nên cho cá ăn trong máng ăn (dể kiểm soát, theo dỏi)
+ Cho ăn 2 – 4 lần trong ngày, từ 09 – 15 giờ
+ Cho ăn vừa đủ hoặc hơi thiếu, không cho ăn thừa
+ Lượnng thức ăn : cá Đĩa ăn rất ít, cần theo dỏi sức ăn và tự điều chỉnh (cho ăn dần từ ít đến nhiều). Cá bị đói vài ngày không chết.

Chăm sóc khác

- Ánh sáng: cá thích ánh sáng vừa phải, nên bố trí đèn chuyên dùng cho cá. Ánh sáng nhiều, nước nuôi sẽ mau đục do tảo phát triển.
- Nhiệt độ: kiểm tra nhiệt kế và bộ tăng nhiệt, nên điều chỉnh nhiệt độ : 28 - 30oC
- pH : kiểm tra 2 lần/ngày, pH thích hợp : 65 – 6.8. cần chú ý khi thay nước, pH không chênh lệch quá 1 độ /ngày đêm.
- Thay nước: tùy vào cở cá
- Cá dưới 3 tháng tuổi: 1 lần/ngày , mỗi lần 20 – 30 %.
- Cá trên 3 tháng tuổi: 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần : 20 – 80 % tùy vào nguồn nước, sức khỏe của cá và kinh nghiệm của người nuôi, nếu quản lý chất lượng nước và thức ăn tốt, nuôi với mật độ thấp có thể thay nước ít hơn (2 lần/tuần).
- Sang cá: trong quá trình nuôi, cứ 1.5 – 2 tháng sang cá một lần, trước khi sang cá cần chuẩn bị nước trước ít nhất 2 ngày ở hồ mới, tốt nhất nên pha ¼ nước củ trước 1 ngày và sục khí.


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Kỹ thuật nuôi cá cảnh cơ bản cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh không chỉ là trang trí, phong thủy mà nhiều người chơi, đặc biệt là các bạn trẻ còn cảm thấy thích thú và đam mê. Nhưng không phải cứ cho chúng ăn no nê đầy đủ là có ngay những chú cảnh rực rỡ nhiều màu sắc. Hướng dẫn nuôi cá cảnh cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc hiệu quả nhất cho thú cưng của mình một cách hoàn hảo nhất.

Nuôi cá cảnh theo bản mệnh

Theo Phong thủy học, bể cá tượng trưng cho yếu tố Thủy, giúp điều hòa âm dương, mang lại nguồn năng lượng tốt giúp gia chủ thêm thịnh vượng, giàu sang. Bởi vậy việc lựa chọn bể cá hợp mệnh phong thủy là vô cùng quan trọng.

Cách nuôi và chăm sóc cá rồng

Bể cá rồng được nhiều gia đình hiện nay lựa chọn không chỉ đem đến tài lộc cho gia chủ mà còn có thể trấn trạch trong nhà, xua đuổi mọi điều không may mắn, tốt lành. Tuy nhiên, chỉ khi nắm rõ cách nuôi cá rồng dưới đây, bạn mới có được những chú cá khỏe mạnh nhất. Hãy cùng tìm hiểu kĩ thuật đó ra sao nhé!

Tìm hiểu về cá rồng kim long bối đầu vàng

Cá rồng kim long bối đầu vàng chỉ xếp sau Huyết long trong danh mục các loại cá rồng quý hiếm ở Việt Nam. Với dân chơi sành điệu thì nuôi cá rồng không chỉ là đam mê mà còn thể hiện đẳng cấp thời thượng và nâng cao giá trị của bản thân.

Nguyên nhân chính gây bệnh cho cá cảnh nước ngọt

Triệu chứng khi cá cảnh nước ngọt mắc bệnh Triệu chứng rõ nhất khi cá bị bệnh được biểu hiện qua màu sắc trên thân cá và cử chỉ hành động. Khi nhiễm bệnh, màu sắc thân cá hơi nhạt đi so với màu cơ bản, màu cá có thể trắng bệch hay đen sẫm, cá bị tuột vảy hay ra nhiều nhớt. Hoạt động bơi lội chậm chạp và tách ra riêng khỏi đàn vào góc bể, cá đơn độc bơi gần mặt nước hay dựa vào thành bể hay góc hồ, phản ứng chậm hay không có phản ứng khi có tiếng động mạnh, cũng có khi cá chuyển động xoay tròn h

Kỹ thuật nuôi cá cảnh hồng két

Cá hồng két hay còn gọi là két đỏ hay huyết anh vũ là một loại cá cảnh có chung dòng họ với cá la hán (họ cá rô phi cichlid). Cá hồng két hình ovan to khoảng bàn tay người, chúng có màu cam đậm và cái miệng trông rất đẹp và dễ thương nên được người ta nuôi làm cá cảnh trong nhà. Cá hồng két ăn thức ăn động vật tương tự như cá la hán, chúng còn là một loài cá nuôi chung với cá rồng được nhiều người lựa chọn.