Làm thế nào để nuôi cá cảnh trong bể không bị chết?

2021-11-20 21:19:20

Nuôi cá cảnh không chỉ là trang trí, phong thủy mà đa số người chơi là vì đam mê. Nhu cầu giải trí với thú vui tao nhã không lỗi thời này lại càng tăng. Với những người mới chơi cá thì đây sẽ là cách hướng dẫn những kỹ thuật cơ bản nuôi cá cảnh để có thể hạn chế được việc con cá yêu của bạn bị chết.

 Đầu tiên là nước nuôi cá cảnh

Nuôi cá bằng nước máy: Hầu hết nước cho bể cá hiện nay đều là nước máy. Do vậy, bạn cần xử lý chất Clo rồi mới dùng để nuôi cá. Bạn để nước máy trong các thau, chậu, bồn không có nắp đậy trên 24h, để cho nước máy tự bốc hơi clo. Để hiệu quả cao và nhanh chóng hơn thì có thể đặt các dụng cụ chứa nước này ở nơi thoáng có nhiều ánh nắng và bật thêm máy xủi oxy.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá cảnh trong bình thủy sinh mini

Làm thế nào để nuôi cá cảnh trong bể không bị chết?

 

Nước giếng nuôi cá: Nước giếng thường có PH thấp cỡ 4,5, cũng như hàm lượng oxi ít, thậm chí 1 số vùng có nước giếng bị nhiễm phèn nặng thì cần phải xử lý kỹ hơn. Để xử lý nước giếng nuôi cá, bạn chứa nước giếng trong các bể chứa, kết hợp xủi oxy thật mạnh để tăng hàm lượng oxi và tăng pH. Có thể cho thêm san hô vụn vào hộp lọc để tăng độ pH. Đối với nước giếng bị nhiễm phèn bạn cần bỏ than hoạt tính vào bồn chứa nước. Trung bình số lượng than chiếm 1/3 thể tích bồn chứa nước.

Nuôi cá cảnh bằng nước mưa: Nước mưa mát sẽ kích thích cá bơi lội trong mùa hè, tuy nhiên nước mưa có độ pH thấp nên cần xử lý như nước giếng và thêm các yếu tố khác. Tuy nhiên vì nước mưa làm cho hồ cá nhanh có tảo rêu nên bạn hạn chế sử dụng.

Cách cho cá cảnh ăn

Cần phải lưu ý cho ăn với liều lượng vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn sẽ làm đục nước cũng như phát sinh mầm bệnh. Cá có tập tính thấy mồi là đớp, nên nhiều người tưởng cá còn đói nên cho ăn nhiều sẽ làm cá bị đầy bụng mà chết. Vì thế cho ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều. Ngoài thức ăn khô, tùy loại cá mà ta nên bổ sung thêm thức ăn tươi như cá con, cá trâm, cá chép mồi…

Ánh sáng, nhiệt độ và oxi cho hồ cá

Nhiệt độ thích hợp cho cá cảnh từ 26 – 28 độ C. Nếu chênh lệch vài độ thì cá sống vẫn tốt.

Ánh sáng cho hồ cá: cần đặt hồ cá nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp vì nếu để hồ cá nơi tối tăm, không thoáng khí lâu ngày dễ làm cá phát bệnh. Nếu bể cá đặt ngoài trời cần tạo bóng mát, hạn chế tác động từ nắng, mưa…

Cần bật oxi cho hồ cá thường xuyên 24/24h, bể trên 60cm thì nên sắm thêm máy lọc nước, nuôi thời gian lâu có kinh nghiêm thì áp dụng các biện pháp máy lọc tiên tiến hơn như là chế lọc ván, lọc tràn….

Kích thước hồ cá

Cần phải đủ rộng và thoáng, mật độ cá thả vừa phải. Nếu mật độ cá đông sẽ làm hồ cá thiếu oxi, nước nhanh đục và bẫn

Các loài cá có tập tính cắn rỉa vây cá khác ở mức nghiêm trọng thì cần có chế độ tách nuôi riêng cho phù hợp

Nuôi cá trong bể thủy tinh, chậu thủy tinh sẽ làm cá thiếu oxi, nước nhanh bẩn, nên cá chết. Vì vậy các chậu thủy tinh chỉ nuôi vài con loài cá nhỏ như cá bống, cá betta…

Cách thay nước bể cá

Bạn không nên hút nước cũ 100% và thay nước bằng nước mới, ta nên hút nước cũ từ 30 – 50% và chêm nước mới vào từ từ nhẹ nhàng để cá có thể thích nghi, hạn chế tình trạng cá bị sock nước do chênh lệch pH và nhiệt độ.

Hạn chế duy chuyển cá từ bể này sang bể khác, nếu muốn duy chuyển thì nên cân bằng pH và nhiệt độ cho phù hợp để cá không bị sock cũng như stress do thay đổi môi trường sống.

Dùng ống nhựa xiphong hoặc ống bơm nước nhựa bằng tay có bán ở các cửa tiệm cá cảnh để hút thức ăn dư thừa, cặn bã dưới đáy hồ, sau đó cho nước mới vào.

Chọn cá cảnh nuôi chung với nhau

Nếu bể cộng đồng nuôi chung các loài cá thì cần chú ý lựa chọn các loài cá hiền lành có thể nuôi chung với nhau. Tránh các loài cá có tập tính cắn rỉa vây cá khác. Một số loài cá khá hiền như: cá sặc gấm, cá mã giáp, cá đuôi kiếm…

Trên đây là cách hướng dẫn nuôi cá cảnh cho người mới chơi cá, chúc các bạn thành công.


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Kỹ thuật nuôi cá cảnh cơ bản cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh không chỉ là trang trí, phong thủy mà nhiều người chơi, đặc biệt là các bạn trẻ còn cảm thấy thích thú và đam mê. Nhưng không phải cứ cho chúng ăn no nê đầy đủ là có ngay những chú cảnh rực rỡ nhiều màu sắc. Hướng dẫn nuôi cá cảnh cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc hiệu quả nhất cho thú cưng của mình một cách hoàn hảo nhất.

Nuôi cá cảnh theo bản mệnh

Theo Phong thủy học, bể cá tượng trưng cho yếu tố Thủy, giúp điều hòa âm dương, mang lại nguồn năng lượng tốt giúp gia chủ thêm thịnh vượng, giàu sang. Bởi vậy việc lựa chọn bể cá hợp mệnh phong thủy là vô cùng quan trọng.

Cách nuôi và chăm sóc cá rồng

Bể cá rồng được nhiều gia đình hiện nay lựa chọn không chỉ đem đến tài lộc cho gia chủ mà còn có thể trấn trạch trong nhà, xua đuổi mọi điều không may mắn, tốt lành. Tuy nhiên, chỉ khi nắm rõ cách nuôi cá rồng dưới đây, bạn mới có được những chú cá khỏe mạnh nhất. Hãy cùng tìm hiểu kĩ thuật đó ra sao nhé!

Tìm hiểu về cá rồng kim long bối đầu vàng

Cá rồng kim long bối đầu vàng chỉ xếp sau Huyết long trong danh mục các loại cá rồng quý hiếm ở Việt Nam. Với dân chơi sành điệu thì nuôi cá rồng không chỉ là đam mê mà còn thể hiện đẳng cấp thời thượng và nâng cao giá trị của bản thân.

Nguyên nhân chính gây bệnh cho cá cảnh nước ngọt

Triệu chứng khi cá cảnh nước ngọt mắc bệnh Triệu chứng rõ nhất khi cá bị bệnh được biểu hiện qua màu sắc trên thân cá và cử chỉ hành động. Khi nhiễm bệnh, màu sắc thân cá hơi nhạt đi so với màu cơ bản, màu cá có thể trắng bệch hay đen sẫm, cá bị tuột vảy hay ra nhiều nhớt. Hoạt động bơi lội chậm chạp và tách ra riêng khỏi đàn vào góc bể, cá đơn độc bơi gần mặt nước hay dựa vào thành bể hay góc hồ, phản ứng chậm hay không có phản ứng khi có tiếng động mạnh, cũng có khi cá chuyển động xoay tròn h

Kỹ thuật nuôi cá cảnh hồng két

Cá hồng két hay còn gọi là két đỏ hay huyết anh vũ là một loại cá cảnh có chung dòng họ với cá la hán (họ cá rô phi cichlid). Cá hồng két hình ovan to khoảng bàn tay người, chúng có màu cam đậm và cái miệng trông rất đẹp và dễ thương nên được người ta nuôi làm cá cảnh trong nhà. Cá hồng két ăn thức ăn động vật tương tự như cá la hán, chúng còn là một loài cá nuôi chung với cá rồng được nhiều người lựa chọn.