Nuôi bồ câu giai đoạn sinh sản, ấp trứng

2022-04-03 14:06:26

Bình thường bồ câu đẻ mỗi lứa 2 trứng, hãn hữu lắm mới gặp trường hợp đẻ 3 trứng 1 lứa, trứng thứ nhất thường đẻ vào buổi chiều và sau khoảng 2 ngày thì chim mẹ sẽ đẻ tiếp trứng thứ hai.
 
Trong trường hợp chim đang đẻ hoặc đang ấp mà vì lý do nào đó (bể trứng, mất trứng, hoặc ta lấy bỏ trứng...) thì khoảng sau 10 - 14 ngày chim sẽ tiếp tục đẻ lứa mới. Bồ câu ấp khoảng 16 - 17 ngày thì trứng nở, Chim sau khi nở được 3 tuần tuổi là ra ràng và chim mẹ lại chuẩn bị đẻ lứa tiếp theo như vậy một cặp bồ câu cứ sau 40 - 45 ngày là cho ra một thế hệ mới.
 
Trường hợp bồ câu liên tục làm vỡ trứng có thể do những khả năng sau:
 
- Chim tơ mới đẻ lần đầu nên chưa thuần thục trong việc ấp trứng, đảo trứng nên đạp bể trứng. Trường hợp này ta cứ để kệ cho chim tự tập và làm quen với việc ấp, tuy nhiên ta sẽ mất một vài lứa đầu.
 
- Ổ đẻ quá nhỏ, khi chim ấp, xoay trở và đạp bể trứng, ổ đẻ có thể là hộp gỗ vuông mỗi cạnh khỏang 25cm, chiều cao phải ừ 12 - 15cm, trong đó khỏang 7 - 8cm dưới đáy chứa rơm, sợi vải và những vật liệu lót ổ khác hoặc ổ đẻ cũng có thể là những rổ nhựa tròn đường kính cũng khỏang 25cm và chiều cao cũng như hộp gỗ ở trên.
 
Nuôi bồ câu đẻ và nuôi con nên tăng lượng protein mà cụ thể ở đây là đậu xanh, cám cò cũng tốt nhưng nếu để chim ăn nhiều quá sẽ làm béo chim và giảm khả năng sinh sản. Ta có thể sử dụng tỷ lệ hỗn hợp theo thứ tự ưu tiên sau: đậu xanh (nguyên hột hoặc cà bể), bắp (ngô) cà bể, lúa hoặc gạo lức, cám cò.
 
Do thời gian cách nhau giữa 2 lần đẻ trứng khá lâu, nên trường hợp trứng nở không đều là dễ hiểu, Bồ câu non lớn rất nhanh, nên sau 2 ngày thì tỷ lệ chênh lệch giữa con đầu tiên và con sau sẽ khá rõ rệt và chuyện cùng lứa lấn nhau tranh ăn, con lớn hơn càng ngày càng lớn và con nhỏ hơn thì không phát triển được.
 
Đó là lý do vì sao khi cho Bồ câu sinh sản tự nhiên theo cách cũ (nuôi thả) thường tỷ lệ Chim trong 1 tổ đến khi trưởng thành là 1.
 
Để khắc phục tình trạng này thì ngay khi chim đẻ trứng đầu tiên ta sẽ nhẹ nhàng lấy trứng ra, bảo quản nơi an toàn, thoáng gió, thay vào đó là 1 cái trứng giả có hình dáng và màu sắc tương tự trứng thật để chim không sốc.
 
Sau khi có trứng thứ 2, ta sẽ cho trứng đầu vào để chim ấp và chắc chắn cả 2 trứng sẽ nở cùng ngày và phát triển đồng đều.

Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Hướng dẫn làm chuồng nuôi chim bồ câu

Kĩ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu pháp đem lại hiệu quả cao

Bệnh phó thương hàn ở chim bồ câu

Bệnh phó thương hàn là một trong những bệnh rất phổ biến ở chim bồ câu.

Kinh nghiệm nuôi chim bồ câu đạt năng suất cao

Chim bồ câu là một loại chim được nuôi nhiều ở Việt Nam, tuy nhiên cách nuôi chim bồ câu đạt năng suất và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là hướng dẫn cách nuôi chim bồ câu đạt năng suất cao.

Nhu cầu protein của chim bồ câu

Để có cơ sở phối hợp bao nhiêu phần trăm protein trong mỗi loại thức ăn, cần biết được nhu cầu protein (gam/con/ngày) cho mỗi loại chim hàng ngày, trên cơ sở khả năng thu nhận thức ăn hàng ngày của mỗi loại chim mà xác định được tỷ lệ protein thích hợp trong mỗi loại thức ăn cho mỗi cá thể.

Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng của chim bồ câu

Nhu cầu năng lượng của chim bồ câu cho trao đổi cơ bản phụ thuộc chủ yếu vào tuổi, giới tính, giống, khối lượng cơ thể và nhiệt độ môi trường.

Một số bệnh thường gặp ở bồ câu

Giới thiệu một số bệnh thường gặp trên chim bồ câu và cách phòng bệnh để chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao.