Phương pháp trộn thức ăn cho chất lượng thịt bồ câu Pháp cao

2022-04-03 14:06:27

Bồ câu Pháp là một giống bồ câu nhà có nguồn gốc từ nước Pháp. Chúng xuất xứ tại vùng Đông Nam nước Pháp (Carneau) và Đông Nam nước Bỉ từ những con bồ câu sống tự do. Loại chim này đã được lai tạo và chọn giống qua nhiều năm để hình thành nên một giống bồ câu thịt và đây là giống bồ câu có kích thước lớn nhất để sử dụng vào mục đích chăn nuôi lấy thịt bồ câu. Nếu áp dụng đúng quy trình, kỹ thuật nuôi, những con bồ câu Pháp cho năng suất và chất lượng cao hơn so với bồ câu địa phương khác và nhiều loại vật nuôi.
 
Chim bồ câu Pháp con trống to hơn con mái, đầu thô, có phản xạ gù mái lúc thành thục, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp những con chim mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Chỉ sau khoảng 4 tháng nuôi, chim đến tuổi sinh sản, trọng lượng bình quân mỗi con từ dưới 650 - trên 800g.
 
Giống bồ câu Pháp có thể phân thành 02 giống là: Dòng Mimas là những con chim có bộ lông đồng nhất màu trắng, khả năng sản xuất đạt 16-17 chim non của mỗi cặp trên 01 năm, khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 590g. Dòng Titan là giống chim bồ câu có bộ lông phong phú đa dạng hơn chúng có nhiều màu như trắng, đốm, xám, nâu, khả năng sản xuất đạt 12-13 chim non đối với mỗi cặp trên 01 năm, khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 700g.
 
Nhu cầu về dinh dưỡng của chim bồ câu tuỳ theo giai đoạn phát triển của chim. Chim trong giai đoạn sinh sản có nhu cầu dinh dưỡng như sau: Năng lượng (kcal/ME): 2900-3000; Protein thô (%): 13,4-14,4%; Ca (%): 2-3%; P (%): 0,6-0,8%; NaCl (%): 0,3-0,35; Methionin (%): 0,3; Lizin (%): 0,3-0,7. Chim bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, do đó phải thường xuyên bổ sung vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do.
 
Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo... và một lượng cần thiết thức ăn đã gia công chứa nhiều chất khoáng và vitamin.
 
Đỗ bao gồm: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương,.. riêng đỗ tương hàm lượng chất béo nhiều nên cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho chim ăn.
 
Thức ăn cơ sở: thóc, ngô, gạo, cao lương,... trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần.
 
Các loại hạt này thường rất dễ bị mốc, hỏng nên cần phải để thức ăn chỗ sạch sẽ, thông thoáng đảm bảo thức ăn không bị nấm mốc, sạch sẽ giúp chim bồ câu luôn khỏe mạnh, phát triển tốt. Ngoài các thức ăn ở trên thì người chăn nuôi cũng cần phải chú ý cho thêm các thành phần phụ trong thức ăn để giúp chim dễ tiêu hóa thức ăn hơn như cần thêm sỏi nhỏ (đường kính khoảng 0.5mm) trộn vào thức ăn bổ xung.
 
Cách trộn thức ăn cho chim bồ Câu Pháp
 
Chim bồ câu được nuôi nhốt nên rất cần cho ăn thêm thức ăn bổ xung để giúp chúng đủ chất và dễ dàng tiêu hóa hơn, trong thực tế thì giống gia cầm luôn ăn thêm sỏi nhỏ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Vì vậy thức ăn bổ xung là luôn cần thiết, gồm sỏi nhỏ 15%, Nacl 5%, khoáng premix 80%.
 
Thức ăn bổ xung được trộn lẫn các chất với nhau vì vậy chỉ nên để một lượng vừa phải trong máng ăn để cho chim ăn tự do nhưng cũng không quá nhiều dẫn đến biến chất thức ăn.
 
Trong việc phối trộn thức ăn cần lưu ý là luôn phải đảm bảo đủ chất lượng và bổ xung hỗ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất, tuy vậy khi trộn nguyên liệu khác nhau thì cách thức trộn cũng khác nhau.
 
Khẩu phần 1: Sử dụng nguyên liệu thông thường
thức ăn cho chim bồ câu
 
Khẩu phần 2: Sử dụng kết hợp cám gà công nghiệp
tăng chất lượng thịt bồ câu Pháp
 
Cách cho chim bồ câu Pháp ăn
 
Cách cho chim bồ câu ăn như nào cho phù hợp cũng không phải người chăn nuôi nào cũng biết, thức ăn không nên cho nhiều (để lâu dễ hỏng) cũng không nên cho ít quá, cần cho chim ăn vào những thời điểm cố định trong ngày để tạo thói quen ăn tốt cho chim.
 
Nên cho chim ăn làm 2 lần trong ngày, buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15h. Số lượng thức ăn cũng cần tùy thuộc vào độ tuổi của chim, thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể.
 
Nước uống cần phải cung cấp đủ hàng ngày, nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi, thay nước hàng ngày.

Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Hướng dẫn làm chuồng nuôi chim bồ câu

Kĩ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu pháp đem lại hiệu quả cao

Bệnh phó thương hàn ở chim bồ câu

Bệnh phó thương hàn là một trong những bệnh rất phổ biến ở chim bồ câu.

Kinh nghiệm nuôi chim bồ câu đạt năng suất cao

Chim bồ câu là một loại chim được nuôi nhiều ở Việt Nam, tuy nhiên cách nuôi chim bồ câu đạt năng suất và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là hướng dẫn cách nuôi chim bồ câu đạt năng suất cao.

Nhu cầu protein của chim bồ câu

Để có cơ sở phối hợp bao nhiêu phần trăm protein trong mỗi loại thức ăn, cần biết được nhu cầu protein (gam/con/ngày) cho mỗi loại chim hàng ngày, trên cơ sở khả năng thu nhận thức ăn hàng ngày của mỗi loại chim mà xác định được tỷ lệ protein thích hợp trong mỗi loại thức ăn cho mỗi cá thể.

Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng của chim bồ câu

Nhu cầu năng lượng của chim bồ câu cho trao đổi cơ bản phụ thuộc chủ yếu vào tuổi, giới tính, giống, khối lượng cơ thể và nhiệt độ môi trường.

Một số bệnh thường gặp ở bồ câu

Giới thiệu một số bệnh thường gặp trên chim bồ câu và cách phòng bệnh để chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao.