Làm giàu từ nghề nuôi chim cảnh

2021-11-20 21:18:23

Nghề nuôi chim cảnh nếu biết phát huy sẽ là một thế mạnh lớn giúp làm giàu. Mời bạn đọc tìm hiểu qua dẫn chứng từ anh Tưởng với nghề nuôi chim cảnh thu hàng tỷ đồng.

Anh Trần Mạnh Tưởng thôn Trà Khê, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư quyết định trở về quê sinh sống và nghĩ cách làm giàu ngay trên quê hương của mình bằng nghề nuôi chim cảnh làm giàu.

Làm giàu từ nghề nuôi chim cảnh

Con số lợi nhuận 500 triệu đồng/năm không hề nhỏ đối với kinh tế hộ gia đình ở nông thôn như anh Tưởng. Anh đã tạo việc làm cho 6 lao động với mức thu nhập từ 2 – 3 triệu đồng/người/tháng. Hiện anh đang sở hữu trên 1.000 con chim cảnh, từ loại có giá thấp 100 – 200 nghìn đồng/con đến loại giá cao 5 – 7 triệu đồng/con.

Ðể có thể mang bán, hầu hết các loại chim nói trên đều phải qua quá trình thuần hóa, chăm sóc bằng chế độ đặc biệt trong thời gian từ 2 đến 3 tháng hoặc hàng năm tùy theo loại chim. Khi chim chưa qua thuần dưỡng thường có giá từ 30 – 100 nghìn đồng/con, nhưng khi được thuần dưỡng, chăm sóc để chim thích nghi với điều kiện nuôi nhốt và chế độ ăn thì giá tăng lên gấp 4 – 5 lần, thậm chí có con lãi gấp chục lần.

Chim sơn ca được chuyển từ Ðà Nẵng về nuôi tập trung đến khi tách riêng ra lồng có giá từ 500 – 550 nghìn đồng/con; chào mào có giá từ một đến vài triệu đồng/con, đặc biệt chào mào Huế có giá cao hơn rất nhiều; chim cu gáy nuôi từ bé có giá từ 1-2 triệu đồng/con; chích chòe nếu nuôi được hai năm cũng có giá khoảng 800.000 – 1 triệu đồng/con… Mỗi loại chim có tiêu chí đánh giá riêng.

Với những người chơi chim lâu năm trong hội chim cảnh Hà Nội, có kinh nghiệm thì chỉ nhìn qua dung mạo của chim như màu lông, vảy chân, sải cánh, mỏ… là có thể biết được “cá tính”, giá trị của từng con. Ngoài ra, tô điểm thêm cho chim là lồng chim. Gia đình anh Tưởng đã nhập nguyên liệu, mẫu mã ở Huế và làng Vác (Hà Nội) để làm ra những chiếc lồng chim vừa đẹp mắt vừa có giá trị từ vài trăm, đến tiền triệu, thậm chí 10-15 triệu đồng một chiếc lồng cổ và có hoa văn cầu kỳ, độc đáo.


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Điểm lưu ý và những Điều mê hoặc Về Chim Vành Khuyên

Trong số những loài chim cảnh được hầu như mọi người yêu thích nhất chính là chim vành khuyên. Loài chim này không những cuốn hút hầu như mọi người vì hình thức tuyệt hảo, mà còn chiếm dụng giọng hót líu lo rất hay. Nào hãy cùng nhau baychim.com hướng đến các điểm sáng và điều hấp dẫn về chim vành khuyên này trong bài viết dưới đây nhé.

Vào lửa cho chào mào khi xong lông

Làm thế nào để có được một chú chào mào căng lửa? thì quả thật đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm nhất là khi thay lông. Chim chào mào thay lông vào khoảng đầu tháng 8 kéo dài đến tháng 11 (thời điểm chào mào má trắng đang bung lông lên má đỏ) cũng có 1 số chào mào thay lông sớm hoặc muộn hơn do tác động môi trường sống, dinh dưỡng...

Tổng hợp các cách làm chào mào siêng hót

Làm sao để nuôi chim chào mào siêng hót là câu hỏi của rất nhiều người chơi chim chào mào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây!

Chào mào ăn ớt

Chim chào mào là một trong các dòng chim dễ nuôi nhất hiện nay bởi vì nguồn thức ăn dành cho nó rất đa dạng, thức ăn chủ yếu của chào mào ngoài thiên nhiên là trái cây. Việc cho chim chào mào ăn ớt có nên hay không cũng là câu hỏi của nhiều người. Mời các bạn tìm hiểu qua bài viết sau

Cách chăm sóc chào mào đấu giàn

Chào mào là giống dễ nuôi và dễ chơi nhưng để có 1 chú chim đấu giàn tốt là 1 điều không đơn giản, chưa nói đến là khó. Ngoài việc chọn được chú chim có bản năng lỳ lợm, yếu tố không kém phần quan trọng là cách chăm chim và dìu chim của người nuôi chim, nói không quá nếu ví người chăm chim giống như 1 huấn luyện viên trong 1 đội bóng đá vậy

Cách nuôi chào mào thay lông

Để nhận biết một con chim chào mào thay lông rất đơn giản và dường như ai cũng biết vấn đề này nên chúng tôi không đề cập đến vấn đề này mà đi thẳng vào phương pháp chăm sóc và chế độ dinh dưỡng chim chào mào trong quá trình thay lông.