Kỹ thuật nuôi đà điểu lấy thịt

2022-04-03 14:06:20

 

Chuồng nuôi:

Đà điểu thích chạy nên sân chơi phải có diện tích rộng (dài 80 - 100m), nền sân phải có thảm cỏ và có chỗ rải cát, vì đà điểu sống ở sa mạc, thường xuyên tắm cát làm sạch cơ thế và loại bỏ các loại ký sinh trùng ngoài da.

Giai đoạn này đà điểu hầu như ngoài, vì vậy sân chơi với chú rất quan trọng.

nuoi-da-dieu

 

Chế độ ăn:

Đà điểu có hệ sinh vật ở màng tràng phát triển giúp tiêu hóa thức ăn khô, xơ thô tới 60%, nên thường xuyên bổ sung rau, cỏ xanh tự do hoặc băm 3 - 4cm để dễ ăn cho máng riêng hoặc để lên trên thức ăn tinh.

Đà điểu thương phẩm cho ăn nhiều tăng trưởng nhanh có thể giết thịt từ 10 tháng tuổi.

Khẩu phần ăn cho đà thịt tăng theo tháng tuổi và trọng lượng cơ thể.

Từ 2 - 6 - 9 tháng tuổi, cơ thể đạt 12 - 60 - 90 kg , thức ăn từ 500 - 1655 - 2000g/ngày.

 

Thành phần dinh dưỡng:

Tăng lượng cỏ.., ngũ cốc theo tháng tuổi và giảm lượng đạm, protein, Ca, P, Lizin...

đạt 10 tháng tuổi.

Việc sử dụng quá nhiều xơ trong khẩu phần thời kỳ này dễ làm giảm chuyển hoá thức ăn, làm chế việc hấp thụ thức ăn tinh các chất dinh dưỡng, dẫn tăng trọng thấp.

 

Máng ăn, uống:

Đà điểu phát triển to lớn vì vậy phải sử dụng máng ăn bằng gô với kích thước 0,3 x 0,25 x 0,1 m.

Máng ăn cố định ở độ cạo 0,7 - 0,8 m để đà điểu không giẫm đạp lên và ăn uống dễ dàng.

Đảm bảo 4 - 5 con/máng ăn.

Dùng bồn cao su đựng nước uống và dùng nước sạch, lượng đủ để đà điểu uống tự do.

Mỗi ngày thay nước và rửa sạch máng 1 lần, duy trì nước mát, tránh dùng nước dưới ánh mặt trời.

 

Nuôi Đà Điểu

ThS.Hoàng Văn Lộc, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Hà Nội) cho biết: Trại Nghiên cứu đà điểu Ba Vì (trực thuộc Trung tâm) là cơ sở chăn nuôi, nghiên cứu đầu tiên và lớn nhất về đà điểu ở Việt Nam hiện nay.

Sau gần 10 năm nghiên cứu, nuôi dưỡng, bước đầu Trung tâm đã hoàn thành qui trình, công nghệ chăn nuôi đà điểu và hiện đã bắt đầu chuyển giao cho một số địa phương.

Hiện Trung tâm thực hiện hình thức chuyển giao trực tiếp kết hợp với các phương thức hỗ trợ sản xuất, nhất là về khâu kỹ thuật.

Trung tâm cũng thành lập các trạm chuyển giao vệ tinh để các cán bộ chăn nuôi xuống từng hộ gia đình tư vấn, hướng dẫn cách thức chăn nuôi, cũng như phòng, trị bệnh cho đà điểu.

Đà điểu có thể nuôi được trên nhiều địa hình: vườn đồi, trang trại vùng cát (miền Trung), đồng cỏ… với điều kiện phải có diện tích tương đối rộng để trồng cỏ làm thức ăn xanh, làm chuồng trại, sân chơi (nếu là nền đất thì nên lót cát, sỏi cho đà điểu dễ vận động ), vườn cây để chúng trú ngụ, nghỉ ngơi…

Bà Nguyễn Thị Tường Anh, TGĐ Tổng công ty Khánh Việt (Khánh Hòa) cho biết: Từ năm 2001 Khánh Việt bắt đầu xây dựng ngành công nghiệp đà điểu, cá sấu qui mô lớn tại Khánh Hòa và các tỉnh duyên hải miền Trung.

Đây là ngành nông - công nghiệp tổng hợp và toàn diện từ chăn nuôi đến Sản Xuất, chế biến và tiêu thụ.

Trong đó Khánh Việt nắm vai trò chủ đạo từ cung cấp con giống, kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm, xây dựng và tổ chức khâu Sản Xuất, chế biến, tiêu thụ.

Việc nuôi dưỡng thương phẩm được giao cho nông dân, các chủ trang trại và các nhà đầu tư khác.

Năm 2007 chương trình nuôi đà điểu thương phẩm bắt đầu được triển khai tại các tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Phú Yên, Đắc Lắc, trong đó Khánh Việt bán con giống, chuyển giao kỹ thuật làm chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi đà điểu, phòng và chữa bệnh, cách phối trộn thức ăn tinh và kỹ thuật trồng các loại cỏ…

Cho người nuôi trả chậm (gối đầu) tiền thức ăn tổng hợp và bao tiêu đà điểu thương phẩm theo giá sàn qui định trong hợp đồng.

Những nông hộ tham gia chương trình này đều có hiệu quả: tỷ lệ nuôi sống đạt 100%, trọng lượng đà điểu thương phẩm đạt theo quy định lúc xuất chuồng 10 - 11 tháng, đảm bảo cho người nuôi có lãi.

Hiện Tổng công ty Khánh Việt đã khép kín được các cơ sở cung cấp từ con giống, sản xuất và cung cấp thức ăn tinh tổng hợp.

Về các sản phẩm từ đà điểu, anh Trần Anh Tuấn, một chủ trang trại nuôi đà điểu ở thôn Sóc Sơn 3, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho hay: nuôi đà điểu hiệu quả nhất là bán thịt cho các nhà hàng, hiện anh đang cung cấp tại thị trường Thanh Hóa với giá dao động từ 170.000 - 200.000 đồng/kg.

Theo các nhà khoa học thì đà điểu khai thác trên 40 năm, mỗi năm đẻ 40 - 50 trứng, giá từ 50.000 - 150.000 đồng/trứng.

Thịt đà điểu khoảng 40.000 đồng/kg hơi, hiện nay nguồn cung không đủ cầu.

Bộ da đà điểu cũng có giá từ 1 đến 1,5 triệu đồng dùng may túi xách, ví da, dây lưng…; lông đà điểu được dùng làm gối, đệm, áo rét, chăn cao cấp để xuất khẩu có giá trị lên tới hàng trăm USD…

Bà Tường Anh, Tổng công ty Khánh Việt cho hay:

Khánh Việt cũng vừa khánh thành và đưa vào hoạt động một nhà máy giết mổ, chế biến và các sản phẩm từ đà điểu và cá sấu như: thịt, trứng đà điểu và cá sấu được chế biến thành cao, rượu bổ, bột trứng dinh dưỡng, patê gan, lạp xường, xúc xích, viên đạm, khô đà điểu, đồ hộp…;

Da được sản xuất thành các sản phẩm da cao cấp như thắt lưng, ví, túi xách, giầy…

Lông, vỏ trứng làm hàng mỹ nghệ như: điêu khắc, sơn mài, đèn ngủ, đèn chùm… được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.

Nguồn: 2lua.vn


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản

Trong sản xuất và phát triển mô hình nuôi đà điểu thì giai đoạn nuôi đà điểu sinh sản là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng trứng và chất lượng con giống. Vì vậy việc chăn nuôi, chăm sóc đà điểu sinh sản là rất quan trọng, nó liên quan trực tiếp tới chế độ ăn, cách chăm sóc, phòng và trị bệnh cho đà điểu bố mẹ.

Kỹ thuật nuôi đà điểu con

Đà điểu là loài động vật quanh năm sống trên sa mạc, chúng có sức sống vô cùng mãnh liệt, hệ miễn dịch phát triển rất cao. Tuy nhiên đà điểu nuôi ở nhà, ở các trang trại vẫn cần phải tuân thủ theo đúng kỹ thuật nuôi để đảm bảo số lượng đà điểu con sống sót cao, phát triển tốt cho năng suất cao.

Cách xây dựng chuồng nuôi đà điểu như thế nào là hợp lý?

Chuồng nuôi đà điểu gồm có hai phần, một phần là chuồng (nếu nuôi theo tổ) hay trại (nếu nuôi bầy đàn lớn) và phần còn lại là sân bãi chăn thả. Mỗi khu chuồng trại và sân bãi đều phải rào giậu kỹ, tốt nhất là dùng lưới kẽm B40 với chiều cao từ 1m50 đến 2m, nếu là chim lứa, và cao 2m50 nếu là chim trưởng thành, chim sinh sản. Rào cần phải cao như vậy mới ngăn được chim trống hai ngăn chuồng kế cận nhau không thể chĩa mỏ qua lại mổ nhau. Đà điểu cũng như loài gà, những con trống cũng thường hùng hổ đấu đá nhau.

Cách phòng trị bệnh Newcastle ở Đà Điểu

Bệnh Newcastle ở đà điểu do các chủng virus Newcastle cường độc gây ra.