Bệnh hồng lỵ ở heo

2022-10-22 21:41:36

Bệnh hồng lỵ ở heo là một bệnh truyền nhiễm do xoắn khuẩn Serpulina hyodysenteriae gây ra trên heo cai sữa, biểu hiện tiêu chảy mãn tính, phân có nhiều chất nhầy lẫn máu, heo còi cọc và giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng kế phát khác, gây thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi.

 

1. Nguyên nhân gây bệnh

Xoắn khuẩn Serpulina hyodysenteriae thuộc loại Gram (–), yếm khí, dài 6 – 8 µm, đường kính 320 – 380 mm, có tiêm mao nhỏ ở mỗi đầu tế bào xoắn khuẩn để dễ di chuyển.

Xoắn khuẩn có sức đề kháng yếu với nhiệt, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, nhưng có thể tồn tại nhiều tuần trong những chất hữu cơ ẩm ướt. Xoắn khuẩn gây bệnh bằng cách xâm nhập vào cơ thể heo qua đường ăn, uống.

 

Bệnh hồng lỵ ở lợn

 

2. Triệu chứng

Bệnh thường biểu hiện với hai thể cấp tính và mạn tính:

 

Thể cấp tính:

Heo sốt cao 40 – 40,5oC; đuôi luôn ngoáy, đau bụng lưng cong vồng lên, một vài vùng da mỏng ửng đỏ, heo bỏ ăn.

Sau đó heo bắt đầu tiêu chảy (đây là triệu chứng thường gặp nhất), trong phân có chất nhầy lẫn máu và mảnh hoại tử ruột màu trắng làm cho phân có màu vàng xám.

Tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, làm heo trở nên gầy yếu, hốc hác, lông xù, đuôi cụp, dính bết phân và thường tách bầy.

 

Thể mạn tính:

Sau khi heo mắc bệnh ở thể cấp tính khoảng 1 tuần thì chuyển sang thể mạn tính.

Heo hết sốt và bớt tiêu chảy, hiện tượng tiêu chảy kèm xuất huyết xảy ra cách ngày, lúc bị lúc không, phân có chứa máu đen nên vì thế còn được gọi là Bệnh tiêu chảy phân đen.

Heo ăn kém, gầy và chết dần do mất nước.

Các heo mắc thể mạn tính thường là nguồn bệnh và là nguyên nhân gây lây lan bệnh cho các đàn heo khác trong trại chăn nuôi lợn.

 

3. Bệnh tích

Xác heo chết gầy còm, lông dựng, dính phân, hiện tượng mất nước thường gặp.

Tổn thương phù thành ruột già và màng treo ruột, trong khi ở ruột non không bị tổn thương.

Hạch lympho màng treo ruột sưng, thủy thũng nhẹ. Niêm mạc ruột được phủ một lớp màng nhầy và sợi fibrin lẫn đốm máu.

 

4. Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng: dựa vào dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng (đặc biệt là tiêu chảy, màu phân, thể trạng heo), xác chết heo.

Phân biệt với các bệnh khác gây tiêu chảy trên heo như:

- Bệnh cầu trùng heo.

- Bệnh viêm dạ dày – ruột do virus.

- Tiêu chảy do Salmonella.

- Tiêu chảy do E. coli.

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm:

- Lấy mẫu bệnh phẩm (niêm mạc ruột già), hạch màng treo ruột để nuôi cấy phân lập hoặc quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang để phát hiện xoắn khuẩn Serpulina hyodysenteriae.

- Có thể dùng phản ứng ELISA.

- Xét nghiệm vi thể.

 

5. Phòng trị bệnh

- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, thực hiện tốt các khâu vệ sinh thú y. Không mua heo bệnh hay mang trùng.

- Kháng sinh có tác dụng điều trị tương đối tốt là: Tiamulin; Sedecamycin; Mecadox; Lincomycin; Spectinomycin; Tetracillin; Virginamycin; Tylosin...

 

Nguồn: ThS. Lê Công Tiến - NongNghiep.vn

1. Nguyên nhân gây bệnh Xoắn khuẩn Serpulina hyodysenteriae thuộc loại Gram (–), yếm khí, dài 6 – 8 µm, đường kính 320 – 380 mm, có tiêm mao nhỏ ở mỗi đầu tế bào xoắn khuẩn để dễ di chuyển. Xoắn khuẩn có sức đề kháng yếu với nhiệt, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, nhưng có thể tồn tại nhiều tuần trong những chất hữu cơ ẩm ướt. Xoắn khuẩn gây bệnh bằng cách xâm nhập vào cơ thể heo qua đường ăn, uống. 2. Triệu chứng Bệnh thường biểu hiện với hai thể cấp tính và mạn tính: Thể cấp tính: Heo sốt cao 40 – 40,5oC; đuôi luôn ngoáy, đau bụng lưng cong vồng lên, một vài vùng da mỏng ửng đỏ, heo bỏ ăn. Sau đó heo bắt đầu tiêu chảy (đây là triệu chứng thường gặp nhất), trong phân có chất nhầy lẫn máu và mảnh hoại tử ruột màu trắng làm cho phân có màu vàng xám. Tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, làm heo trở nên gầy yếu, hốc hác, lông xù, đuôi cụp, dính bết phân và thường tách bầy. Thể mạn tính: Sau khi heo mắc bệnh ở thể cấp tính khoảng 1 tuần thì chuyển sang thể mạn tính. Heo hết sốt và bớt tiêu chảy, hiện tượng tiêu chảy kèm xuất huyết xảy ra cách ngày, lúc bị lúc không, phân có chứa máu đen nên vì thế còn được gọi là Bệnh tiêu chảy phân đen. Heo ăn kém, gầy và chết dần do mất nước. Các heo mắc thể mạn tính thường là nguồn bệnh và là nguyên nhân gây lây lan bệnh cho các đàn heo khác trong trại chăn nuôi.... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/benh-hong-ly-o-heo-post86061.html | NongNghiep.vn

Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Heo nái chậm lên giống sau khi cai sữa heo con

Sau khi cai sữa heo con, heo nái có biểu hiện động dục trở lại vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 (chiếm 85-90%). Nếu 10 ngày sau khi cai sữa heo con, heo nái không thấy động dục, xem như chậm động dục. Nguyên nhân thay đổi tùy giống heo, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, trạng thái cân bằng cơ thể. Nguyên nhân bên trong do nội tiết: Nhiều trường hợp trên buồng trứng có u nang và những u nang này dẫn đến không sinh sản 4%.

Phối giống cho heo nái bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo

Xác định thời gian thích hợp để phối cho heo cái hậu bị rất quan trọng. Phối quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo cái.

Các nguyên nhân loại thải nái ngoài ý muốn

Trong quá trình chăn nuôi heo nái sinh sản, rất thường xảy ra việc loại thải nái sớm hơn dự kiến, tỉ lệ loại thải cao thấp do nhiều yếu tố quyết định và tỉ lệ thải của mỗi nhóm nguyên nhân cũng rất khác nhau.

Khi nào cần phải sử dụng vitamin C trong chăn nuôi heo?

Vitamin C (acid Ascorbic) có vai trò quan trọng trong quá trình phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường. Vì vây, trong chăn nuôi heo sẽ thường xuyên sử dụng vitamin C trong một số trường hợp điển hình như sau:

Bệnh giun thận lợn

Bệnh do giun Stephanurus denlatus thuộc bộ phụ Strongylata gây ra. Giun thường ký sinh ở niệu quản, gần thận làm thành những kén có lỗ thông với niệu quan.

Phòng và điều trị hiệu quả bệnh giun đũa lợn

Ở Việt Nam, bệnh giun đũa lợn thấy ở tất cả các vùng sinh thái, trong các cơ sở nuôi lợn tập trung và gia đình. Bệnh thường ở thể mãn tính, không làm cho lợn chết như các bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng làm cho lợn giảm tăng trọng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế.