Bệnh tiêu chảy phân trắng ở heo con

2022-10-22 21:41:37

Hiện tượng tiêu chảy ở heo con luôn là mối lo cho các gia đình chăn nuôi, vì nó không những làm giảm hiệu quả trong việc sản xuất con giống mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất sau đó. Chứng tiêu chảy sẽ làm cho heo con mất nước, giảm khả năng hấp thu thức ăn. Ngoài ra hiện tượng tiêu chảy còn làm cho chuồng trại hôi thối, mất vệ sinh, tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác phát triển. Do đó việc phòng bệnh là quan trọng nhất. Khi phát hiện bệnh nên báo với cán bộ thú y đến điều trị kịp thời.

 
1- Nguyên nhân gây bệnh:
     Do trực khuẩn E.coli gây ra, loại vi khuẩn này thường xuyên có trong đường ruột của heo, nhưng chỉ gãy bệnh khi gặp stress như: thời tiết nóng lạnh đột ngột, cai sữa...
 
2- Triệu chứng:
     Thường thấy phân của heo con có màu trắng, xám vàng sền sệt hoặc lỏng, đi nhiều lấn trong ngày, da nhăn nheo, lông dựng, mắt trũng, bỏ bú, nằm run rẩy, chết sau 3-5 ngây.
 
Heo tiêu chảy phân trắng
 
3- Phòng bệnh:
     Khẩu phần của heo nái phải đảm bảo chất lượng và ổn định, cân đối dung chất theo nhu cầu, đủ rau xanh, nái cấn được chích ngừa đầy đủ, tắm rửa và chăm sóc heo nái cẩn thận. Ngay sau khi sinh, phải cho tất cả heo được bú sữa đầu... nếu heo nái xuất hiện tình trạng viêm nhiễm như: nóng sốt, ăn ít hay bỏ ăn, thì phải tích cực điều trị, đồng thời giảm số lần bú và cho heo con bú dặm bằng sữa tươi (bò; dê) hoặc sữa bột Dielac trộn thêm 0.5 - 1 gói Biolactyl/1 con/ngày cho đến lúc heo nái khỏe mạnh trở lại. Chuồng trại phải khô ráo thường xuyên. Sưởi ấm, tập ăn sớm và cai sữa sớm; chích sắt đầy đủ cho heo con.
 
4- Trị bệnh:
a/ Trị bệnh bằng thuốc kháng sinh:
     Cho heo con uống hoặc chích một trong các loại kháng sinh: Tetracyclin; Chloramphenicol; Septotryl; Amikacin, Apramycin; Gentamicin; Kanamycin; Neomycin... nếu heo tiêu chảy nhiều ta pha các chế phẩm Bcomplex C vào dung dịch Glucose 5% tùy theo trọng lượng và tình trạng của heo con (tiêm vào xoang bụng với liều 50 - 500cc).
     Để heo tạm ngưng triệu chứng tiêu chảy. có thể cho uống nước ép trái điều (xem phụ lục cách chế biến nước ép trái điều ở phần cuối) Liều dùng 1/2 muỗng cafê cho 1 con/1 lần. Thường thì heo con sẽ dứt ngay nếu không thì cách sau 4 giờ cho uống lần 2. Không nên cho uống nhiều dễ gây rối loạn tiêu hóa, ta cũng có thể dùng một vài loại lá có chất chát như: Lá ổi, lá chuối già...
 
b/ Trị bệnh bằng thuốc nam:
Bài 1: Cỏ nhọ nồi khô 100g; Lá bạc thau khô 100g; Gừng khô (can khương) 100g; nước sạch 1.000ml. Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.
Bài 2: Cây Bồ bồ rửa sạch, chặt nhỏ 500g; Gừng tươi (sinh khương) 50g; nước sạch: 1.000ml.
Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 5-7 ngày.
Bài 3: Rễ cây cỏ xước (khô) 400g; Riềng gió (cao lương khương) 50g; Vỏ quít hay vỏ cam, vỏ bưởi 50g; nước sạch 1.500ml.
Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.
Bài 4: Hoàng đằng 500g; cỏ sữa lá lớn 100g; nước sạch 1.000ml.
Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.
Bài 5: Gồm 3 bài nhỏ
- Tô mộc 500g; Ngũ bội tử 300g; nước sạch 1.500ml. Đun sôi, cô đặc lọc lấy 500ml nước cốt, trộn vào thức ăn cho lợn con ăn. Liều 5ml/con, cho ăn 7-10 ngày liền.
- Viên tô mộc (loại dùng cho người càng tốt) trộn vào thức ăn liều 20g/con lợn 1 tháng tuổi cho 1 ngày. Cho ăn 7-10 ngày.
- Viên Pamatin chiết từ cây Hoàng đằng hoặc viên Becberin hoà nước cho thêm đường cho uống: Liều 20-40mg/lợn con (2-4 viên/con hay 1 viên/2-3kg thể trọng). Cho uống 2 lần/ngày. trong 7-10 ngày.
Bài 6: Rễ cỏ xước khô 500g; Gừng tươi 50g; nước sạch 2000ml. Đun sôi, cô đặc còn 500ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 3-5ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.
 
Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn

 


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Heo nái chậm lên giống sau khi cai sữa heo con

Sau khi cai sữa heo con, heo nái có biểu hiện động dục trở lại vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 (chiếm 85-90%). Nếu 10 ngày sau khi cai sữa heo con, heo nái không thấy động dục, xem như chậm động dục. Nguyên nhân thay đổi tùy giống heo, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, trạng thái cân bằng cơ thể. Nguyên nhân bên trong do nội tiết: Nhiều trường hợp trên buồng trứng có u nang và những u nang này dẫn đến không sinh sản 4%.

Phối giống cho heo nái bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo

Xác định thời gian thích hợp để phối cho heo cái hậu bị rất quan trọng. Phối quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo cái.

Các nguyên nhân loại thải nái ngoài ý muốn

Trong quá trình chăn nuôi heo nái sinh sản, rất thường xảy ra việc loại thải nái sớm hơn dự kiến, tỉ lệ loại thải cao thấp do nhiều yếu tố quyết định và tỉ lệ thải của mỗi nhóm nguyên nhân cũng rất khác nhau.

Khi nào cần phải sử dụng vitamin C trong chăn nuôi heo?

Vitamin C (acid Ascorbic) có vai trò quan trọng trong quá trình phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường. Vì vây, trong chăn nuôi heo sẽ thường xuyên sử dụng vitamin C trong một số trường hợp điển hình như sau:

Bệnh giun thận lợn

Bệnh do giun Stephanurus denlatus thuộc bộ phụ Strongylata gây ra. Giun thường ký sinh ở niệu quản, gần thận làm thành những kén có lỗ thông với niệu quan.

Phòng và điều trị hiệu quả bệnh giun đũa lợn

Ở Việt Nam, bệnh giun đũa lợn thấy ở tất cả các vùng sinh thái, trong các cơ sở nuôi lợn tập trung và gia đình. Bệnh thường ở thể mãn tính, không làm cho lợn chết như các bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng làm cho lợn giảm tăng trọng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế.