Heo nái chậm lên giống sau khi cai sữa heo con

2022-10-22 21:48:59

Sau khi cai sữa heo con, heo nái có biểu hiện động dục trở lại vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 (chiếm 85-90%). Nếu 10 ngày sau khi cai sữa heo con, heo nái không thấy động dục, xem như chậm động dục. Nguyên nhân thay đổi tùy giống heo, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, trạng thái cân bằng cơ thể. Nguyên nhân bên trong do nội tiết: Nhiều trường hợp trên buồng trứng có u nang và những u nang này dẫn đến không sinh sản 4%.

 

1. Nguyên nhân

 

Nguyên nhân bên ngoài do bệnh sinh sản: Những bệnh nhiễm trùng đường máu hay đường sinh dục sẽ đưa đến tổn thương trên tử cung. Trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến sự phân tiết hormon, viêm buồng trứng gây chậm động dục.

 

Nái chậm động dục sau cai sữa

 

2. Phòng bệnh

 

Phòng ngừa bằng dinh dưỡng: Cho ăn với khẩu phần thức ăn cân đối đạm, calci và vitamin nhất là vitamin E.

Chăm sóc quản lý: Cai sữa heo con lúc 3 - 5 tuần tuổi, cho heo nái tiếp xúc với heo nọc từ ngày đầu cai sữa.

Sử dụng kích dục tố, sử dụng chế phẩm PMS: Tiêm PMS trước khi cai sữa 8 - 10 ngày, kết quả động dục sau cai sữa là 90%. Không tiêm PMS trước cai sữa, kết quả động dục chỉ đạt 20%.

Cai sữa heo con 4 tuần tuổi, tiêm PMS sau cai sữa:

- 24 giờ, sau 4 ngày động dục.

- 48 giờ, sau 5 ngày động dục.

- 72 giờ, sau 6 ngày động dục.

 

3. Điều trị

 

Tiêm 400UI eCG và 200UI hCG có kết quả 90%.

Có thể tiêm eCG và estrogen để điều trị bệnh heo chậm động dục sau cai sữa.

Hiện nay trên thị trường có lưu hành lọ ECP, sử dụng dưới dạng tiêm có kết quả tốt.

 

Nguồn: Thạc sĩ Đặng Thanh Tùng, Chi cục Thú y An Giang

Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Phối giống cho heo nái bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo

Xác định thời gian thích hợp để phối cho heo cái hậu bị rất quan trọng. Phối quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo cái.

Các nguyên nhân loại thải nái ngoài ý muốn

Trong quá trình chăn nuôi heo nái sinh sản, rất thường xảy ra việc loại thải nái sớm hơn dự kiến, tỉ lệ loại thải cao thấp do nhiều yếu tố quyết định và tỉ lệ thải của mỗi nhóm nguyên nhân cũng rất khác nhau.

Khi nào cần phải sử dụng vitamin C trong chăn nuôi heo?

Vitamin C (acid Ascorbic) có vai trò quan trọng trong quá trình phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường. Vì vây, trong chăn nuôi heo sẽ thường xuyên sử dụng vitamin C trong một số trường hợp điển hình như sau:

Bệnh giun thận lợn

Bệnh do giun Stephanurus denlatus thuộc bộ phụ Strongylata gây ra. Giun thường ký sinh ở niệu quản, gần thận làm thành những kén có lỗ thông với niệu quan.

Phòng và điều trị hiệu quả bệnh giun đũa lợn

Ở Việt Nam, bệnh giun đũa lợn thấy ở tất cả các vùng sinh thái, trong các cơ sở nuôi lợn tập trung và gia đình. Bệnh thường ở thể mãn tính, không làm cho lợn chết như các bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng làm cho lợn giảm tăng trọng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế.

Thuốc nam phòng, trị bệnh cho vật nuôi cực hữu hiệu

Ở Việt Nam, nguồn cây thuốc (thuốc nam) rất phong phú và đã cho thấy có hiệu quả trong phòng trị bệnh gia súc gia cầm, lại ít độc tính. Sử dụng cây thuốc phòng trị cho gia súc gia cầm thay thế kháng sinh (đặc biệt trong phòng bệnh và có khả năng kích thích tăng trưởng) sẽ giảm được giá thành, tạo thực phẩm sạch và an toàn, đã được dân gian sử dụng phòng trị nhiều bệnh cho vật nuôi rất tốt.