Khi nào cần phải sử dụng vitamin C trong chăn nuôi heo?

2022-10-22 21:48:58

Vitamin C (acid Ascorbic) có vai trò quan trọng trong quá trình phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường. Vì vây, trong chăn nuôi heo sẽ thường xuyên sử dụng vitamin C trong một số trường hợp điển hình như sau:

 

- Trước và sau khi chủng ngừa: Trước khi chủng ngừa 1-2 ngày và sau khi chuẩn ngừa 3-5 ngày cần cung cấp vitamin C để giúp heo tạo hơi thể tốt, hạn chế bị sốt do vaccine.

 

- Trong mùa nắng nóng: Thường xuyên cung cấp vitamin C trong thức ăn hoặc nước uống để giúp heo ổn định năng suất và tăng sức chịu đựng, nhất là đối với đàn heo nái mang thai heo đực giống.

 

- Trong những tháng chuyển mùa (từ mùa mưa sang mùa nắng hoặc từ mùa nắng sang mùa mưa): những tháng này rất dễ xảy ra dịch bệnh, do đó cần cung cấp vitamin C thường xuyên để giúp heo tăng sức khỏi bệnh.

 

Sử dụng vitamin trong chăn nuôi heo

 

- Trước và sau khi chuyển heo sang chuồng mới (như chuyển chuồng từ heo con sang hậu bị, chuyển chuồng hậu bị sang chuồng sinh sản…): cung cấp vitamin C để hạn chế những sốc do rượt đuổi, dồn ép heo…

 

- Trong quá trình điều trị bệnh: Khi trị bệnh heo, ngoài việc sử dụng các thuốc khỏi sinh ta cần bổ sung thêm vitamin C (tiêm hoặc pha trộn trong thức ăn, nước uống) để giúp heo mau bình phục, rút ngắn thời gian trị bệnh.

 

Đều cần chú ý là muốn cho vitamin C đạt hiệu quả cao ta nên cho heo sử dụng vitamin C trước khi xảy ra stress từ 12 đến 24 giờ. Ví dụ: dự tính ngày mai sẽ chuẩn ngừa thì hôm nay phải trộn vitamin C vào thức ăn, không đợt đến ngày chủng ngừa mới cho sử dụng. Cần chú ý thêm là vitamin C rất dễ bị hư và bị giảm tác dụng trong điều kiện sản xuất và bảo quản không tốt, như: ánh sáng, ẩm độ cao, nhiệt độ cao…

 

Tóm lại: Việc sử dụng vitamin C để hổ trợ heo trong những điều kiện bất lợi là rất cần thiết, nó là một trong những quy trình quan trọng trong suốt quá trình nuôi.

 

Nguồn: Thư viện điện tử


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Heo nái chậm lên giống sau khi cai sữa heo con

Sau khi cai sữa heo con, heo nái có biểu hiện động dục trở lại vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 (chiếm 85-90%). Nếu 10 ngày sau khi cai sữa heo con, heo nái không thấy động dục, xem như chậm động dục. Nguyên nhân thay đổi tùy giống heo, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, trạng thái cân bằng cơ thể. Nguyên nhân bên trong do nội tiết: Nhiều trường hợp trên buồng trứng có u nang và những u nang này dẫn đến không sinh sản 4%.

Phối giống cho heo nái bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo

Xác định thời gian thích hợp để phối cho heo cái hậu bị rất quan trọng. Phối quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo cái.

Các nguyên nhân loại thải nái ngoài ý muốn

Trong quá trình chăn nuôi heo nái sinh sản, rất thường xảy ra việc loại thải nái sớm hơn dự kiến, tỉ lệ loại thải cao thấp do nhiều yếu tố quyết định và tỉ lệ thải của mỗi nhóm nguyên nhân cũng rất khác nhau.

Bệnh giun thận lợn

Bệnh do giun Stephanurus denlatus thuộc bộ phụ Strongylata gây ra. Giun thường ký sinh ở niệu quản, gần thận làm thành những kén có lỗ thông với niệu quan.

Phòng và điều trị hiệu quả bệnh giun đũa lợn

Ở Việt Nam, bệnh giun đũa lợn thấy ở tất cả các vùng sinh thái, trong các cơ sở nuôi lợn tập trung và gia đình. Bệnh thường ở thể mãn tính, không làm cho lợn chết như các bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng làm cho lợn giảm tăng trọng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế.

Thuốc nam phòng, trị bệnh cho vật nuôi cực hữu hiệu

Ở Việt Nam, nguồn cây thuốc (thuốc nam) rất phong phú và đã cho thấy có hiệu quả trong phòng trị bệnh gia súc gia cầm, lại ít độc tính. Sử dụng cây thuốc phòng trị cho gia súc gia cầm thay thế kháng sinh (đặc biệt trong phòng bệnh và có khả năng kích thích tăng trưởng) sẽ giảm được giá thành, tạo thực phẩm sạch và an toàn, đã được dân gian sử dụng phòng trị nhiều bệnh cho vật nuôi rất tốt.