Một số chất phụ gia có thể thay thế kháng sinh

2022-10-22 21:41:35

Một số chất phụ gia, bằng tác dụng gián tiếp hoặc trực tiếp có thể sử dụng thay thế chất kháng sinh trộn trong thức ăn như chất kích thích tăng trưởng cho gà và heo. Hiện nay, ở nhiều quốc gia, kháng sinh và các chất kháng khuẩn hóa học đã bị cấm hoặc việc sử dụng bị kiểm soát nghiêm ngặt. Để thay thế kháng sinh, một số chất phụ gia cùng các biện pháp an toàn sinh học và kỹ thuật tổ hợp khẩu phần thức ăn cho vật nuôi đã được áp dụng.

 

Chất phụ gia

Khi sử dụng chất phụ gia để thay thế kháng sinh trong thức ăn của gà và heo, bước đầu tiên là nên đảm bảo con vật không bị phụ thuộc hoàn toàn vào các chất phụ gia.

Do đó, không chỉ tăng cường các biện pháp an toàn sinh học trên toàn trại mà cần điều chỉnh lại công thức khẩu phần như giảm bớt protein, giảm sắt, giảm các yếu tố kháng dinh dưỡng, giảm bớt tạp chất gây bệnh và gây ngộ độc.

Sau đó, như một bước cuối cùng, trong hàng loạt các sản phẩm chất phụ gia, cần phải chọn ra sản phẩm phù hợp, có tác dụng thay thế lâu dài việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn với mục đích kích thích tăng trưởng.

Dưới đây là danh sách các chất phụ gia được chọn lọc có giới hạn dựa trên các bằng chứng khoa học và kinh nghiệm thực tế.

 

Kẽm

Có lẽ kẽm o-xít là chất thay thế kháng sinh tiềm năng nhất nhờ vào đặc tính kiềm khuẩn và diệt khuẩn. Kẽm o-xít cũng có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị các tổn thương ở mô (như điều trị đường tiêu hóa ở heo con mới cai sữa sau giai đoạn tiêu thụ ít thức ăn). Tuy nhiên, đáng tiếc là ở hầu hết các quốc gia cấm sử dụng kháng sinh cũng đã ra quy định cấm sử dụng kẽm o-xít.

 

Đồng

Nhìn chung, đồng cũng có hiệu quả tương tự như kẽm, đặc biệt là trong khẩu phần thức ăn của heo con, nhưng đồng lại không có hiệu quả cho heo ở ngay giai đoạn sau cai sữa. Tuy nhiên, chất này lại có tác dụng mạnh khi chống lại bệnh tiêu chảy trên heo con và nếu sử dụng đồng một cách thích hợp, chất này có thể mang lại nhiều thuận lợi với chi phí thấp.

 

Một số chất phụ gia có thể thay thế kháng sinh

 

A-xít hữu cơ

Một số a-xít hữu cơ có tác dụng rất tốt trong việc chống lại vi khuẩn gây bệnh, nhưng với liều khuyến cáo hiện tại (1-2kg) thường không có đủ hiệu quả để kiểm soát vi khuẩn gây bệnh trên đường ruột. Theo như các nghiên cứu, liều 5~10kg/tấn thức ăn là cần thiết để a-xít hữu cơ có hiệu quả thay thế cho kháng sinh.

 

Các dẫn xuất

Một số hợp chất có nguồn gốc từ thực vật, từ các loại gia vị, thảo mộc có đặc tính (trong ống nghiệm) kháng khuẩn và kháng vi-rút mạnh, nhưng trong điều kiện thực tế, kết quả vẫn có nhiều khác biệt và tùy theo lĩnh vực.

Hiển nhiên, công nghệ này vẫn đang phát triển, nhưng trên thực tiễn, dẫn xuất từ thực vật sẽ cho kết quả tốt nhất khi sử dụng kết hợp với a-xít hữu cơ, sự kết hợp này cho tác dụng hiệp đồng mạnh.

 

Enzyme phân giải chất bột đường.

Những enzyme này có thể làm giảm hàm lượng của polysaccharide không phải tinh bột trong ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, yến mạch và lúa mạch đen. Những yếu tố kháng dinh dưỡng, như polysaccharide không phải tinh bột, nếu không được kiểm soát sẽ làm gia tăng tính nhớt của hệ tiêu hóa, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn đường ruột phát triển.

 

Vi khuẩn

Đây là phương pháp trực tiếp để tăng cường số lượng vi khuẩn “có lợi” so với các vi khuẩn gây bệnh. Những vi khuẩn có lợi này (vi khuẩn sống hoặc bào tử) khi được bổ sung trong thức ăn sẽ cư trú và cạnh tranh hiệu quả với vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, kết quả của biện pháp này còn nhiều khác biệt và tùy vào lĩnh vực sử dụng.

 

Chất xơ

Dạng chất xơ này còn được gọi là prebiotic, ví dụ như inulin, có tác dụng như một loại thức ăn cho vi sinh vật có lợi, giúp tăng cường sự phát triển của chúng so với vi khuẩn gây hại. Thỉnh thoảng, các dạng xơ chức năng được sử dụng kết hợp với probiotics.

 

Kháng thể

Các kháng thể chống lại vi khuẩn một cách đặc hiệu, hoạt động bằng cách bám dính hoặc loại trừ vi khuẩn, một cách hiệu quả và mạnh mẽ.

Những kháng thể này tương tự như kháng thể tự nhiên được tiết ra trong đường ruột ở những động vật đã nhiễm bệnh.

 

Nguồn: Theo wattagneta


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Heo nái chậm lên giống sau khi cai sữa heo con

Sau khi cai sữa heo con, heo nái có biểu hiện động dục trở lại vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 (chiếm 85-90%). Nếu 10 ngày sau khi cai sữa heo con, heo nái không thấy động dục, xem như chậm động dục. Nguyên nhân thay đổi tùy giống heo, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, trạng thái cân bằng cơ thể. Nguyên nhân bên trong do nội tiết: Nhiều trường hợp trên buồng trứng có u nang và những u nang này dẫn đến không sinh sản 4%.

Phối giống cho heo nái bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo

Xác định thời gian thích hợp để phối cho heo cái hậu bị rất quan trọng. Phối quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo cái.

Các nguyên nhân loại thải nái ngoài ý muốn

Trong quá trình chăn nuôi heo nái sinh sản, rất thường xảy ra việc loại thải nái sớm hơn dự kiến, tỉ lệ loại thải cao thấp do nhiều yếu tố quyết định và tỉ lệ thải của mỗi nhóm nguyên nhân cũng rất khác nhau.

Khi nào cần phải sử dụng vitamin C trong chăn nuôi heo?

Vitamin C (acid Ascorbic) có vai trò quan trọng trong quá trình phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường. Vì vây, trong chăn nuôi heo sẽ thường xuyên sử dụng vitamin C trong một số trường hợp điển hình như sau:

Bệnh giun thận lợn

Bệnh do giun Stephanurus denlatus thuộc bộ phụ Strongylata gây ra. Giun thường ký sinh ở niệu quản, gần thận làm thành những kén có lỗ thông với niệu quan.

Phòng và điều trị hiệu quả bệnh giun đũa lợn

Ở Việt Nam, bệnh giun đũa lợn thấy ở tất cả các vùng sinh thái, trong các cơ sở nuôi lợn tập trung và gia đình. Bệnh thường ở thể mãn tính, không làm cho lợn chết như các bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng làm cho lợn giảm tăng trọng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế.