Một số chú ý trong chăn nuôi lợn đực giống vào mùa hè

2022-10-22 21:41:37

Nhiệt độ phù hợp cho lợn đực giống là khoảng 25oC, trong mùa hè, đặc biệt những ngày nắng, nóng, rất ảnh hưởng đến lợn đực giống nuôi ở chuồng thông thoáng tự nhiên. Để lợn đực giống khỏe mạnh, chất lượng tinh tốt, cần chú ý một số vấn đề sau:

 

1. Chuồng trại

 

Chuồng trại đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, diện tích chuồng nuôi tối thiểu 5 m2/con đối với lợn nội và 6 m2/con đối với lợn ngoại.

 

2. Chăm sóc nuôi dưỡng

 

- Kiểm tra lượng thức ăn thu nhận, máng ăn, vòi uống, trạng thái, tình trạng sức khoẻ của lợn.

- Thường xuyên tắm chải cho lợn; không tắm hoặc cho ăn sau khi đi phối giống hoặc khai thác tinh, ít nhất 30 phút.

- Cho lợn ăn vào sáng sớm, không cho ăn no trước khi khai thác.

- Chỉ cho lợn đực nhảy trực tiếp hoặc khai thác tinh vào những lúc thời tiết mát trong ngày.

- Định kỳ tiêm ADE hoặc bổ sung giá đỗ, ngô, thóc mầm cho lợn.

- Cho ăn: 

 

+ Lợn đực làm việc: Cho ăn thức ăn lợn đực giống hoặc 50% thức ăn lợn nái đẻ (có thành phần dinh dưỡng: Protein: 17%; Xơ thô: 7%; Ca: 0,6-1,2%; Năng lượng trao đổi: 3.100 kcal/kg; P: 0,5-1,0%; Lysine: 0,9%; Methionine + Cystine: 0,5%) + 50% thức ăn lợn thương phẩm giai đoạn 2 (có thành phần dinh dưỡng: Protein: 18%; Xơ thô: 6%; Ca: 0,5-1,2%; Năng lượng trao đổi: 3.150 Kcal/kg; P: 0,5-1,0%; Lysine: 1,0%; Methionine + Cystine: 0,6%).

+ Lợn dưới 1 năm tuổi: Cho ăn 2,0 – 2,2 kg/ngày.

+ Lợn trên 1 năm tuổi: Cho ăn 2,2 – 2,5 kg/ngày.

+ Mùa hè cần cung cấp 4g vitamin C/ngày để có thể duy trì chất lượng tinh.

+ Sau mỗi lần khai thác: Cho ăn thêm 2 quả trứng gà.

 

Chăm sóc lợn đực giống

 

3. Chế độ khai thác, sử dụng

 

- Chỉ sử dụng lợn đực đã qua kiểm tra năng suất (KTNS) đạt yêu cầu.

- Số lần khai thác tinh không quá hai lần/tuần đối với lợn đực giống dưới hai năm tuổi và không quá ba lần/tuần đối với lợn đực giống trên hai năm tuổi. Tuổi bắt đầu khai thác tinh của lợn đực giống không ít hơn tám tháng tuổi đối với lợn nội, mười tháng tuổi đối với lợn ngoại và tuổi sử dụng không quá ba năm rưỡi.

- Lợn đực sau khi hồi phục điều trị bệnh phải lấy tinh kiểm tra trước khi cho phối giống.

- Hàng ngày ghi chép sổ sách theo dõi theo mẫu hiện hành.

 

4. Nước uống

 

Nước uống vệ sinh, cung cấp đầy đủ.

 

5. Thú y

 

Tiêm vắc - xin phòng bệnh và vệ sinh phòng bệnh cho lợn đực làm việc theo quy trình thú y.

 

Nguồn: TTKNQG


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Heo nái chậm lên giống sau khi cai sữa heo con

Sau khi cai sữa heo con, heo nái có biểu hiện động dục trở lại vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 (chiếm 85-90%). Nếu 10 ngày sau khi cai sữa heo con, heo nái không thấy động dục, xem như chậm động dục. Nguyên nhân thay đổi tùy giống heo, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, trạng thái cân bằng cơ thể. Nguyên nhân bên trong do nội tiết: Nhiều trường hợp trên buồng trứng có u nang và những u nang này dẫn đến không sinh sản 4%.

Phối giống cho heo nái bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo

Xác định thời gian thích hợp để phối cho heo cái hậu bị rất quan trọng. Phối quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo cái.

Các nguyên nhân loại thải nái ngoài ý muốn

Trong quá trình chăn nuôi heo nái sinh sản, rất thường xảy ra việc loại thải nái sớm hơn dự kiến, tỉ lệ loại thải cao thấp do nhiều yếu tố quyết định và tỉ lệ thải của mỗi nhóm nguyên nhân cũng rất khác nhau.

Khi nào cần phải sử dụng vitamin C trong chăn nuôi heo?

Vitamin C (acid Ascorbic) có vai trò quan trọng trong quá trình phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường. Vì vây, trong chăn nuôi heo sẽ thường xuyên sử dụng vitamin C trong một số trường hợp điển hình như sau:

Bệnh giun thận lợn

Bệnh do giun Stephanurus denlatus thuộc bộ phụ Strongylata gây ra. Giun thường ký sinh ở niệu quản, gần thận làm thành những kén có lỗ thông với niệu quan.

Phòng và điều trị hiệu quả bệnh giun đũa lợn

Ở Việt Nam, bệnh giun đũa lợn thấy ở tất cả các vùng sinh thái, trong các cơ sở nuôi lợn tập trung và gia đình. Bệnh thường ở thể mãn tính, không làm cho lợn chết như các bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng làm cho lợn giảm tăng trọng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế.