Phối giống cho heo nái bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo

2022-10-22 21:48:59

Xác định thời gian thích hợp để phối cho heo cái hậu bị rất quan trọng. Phối quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo cái.

 

1. Chu kỳ động dục trên heo nái

 

Mỗi chu kỳ lên giống là từ 18-24 ngày tùy theo giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Biểu hiện động dục trong chu kỳ động dục trên heo nái kéo dài từ 3-4 ngày và có thể chia làm 03 giai đoạn:

 

+ Giai đoạn 1: Heo thay đổi tính tình, kém ăn hoặc bỏ ăn, kêu rít, phá chuồng, âm hộ sưng mọng đỏ tươi, sờ vào lưng chưa chịu đứng im. Heo nái rạ khi động dục âm hộ có thể không sưng, chỉ có ửng hồng và cũng có nước nhờn trong.

+ Giai đoạn 2: Heo mê ì, lấy tay ấn lên lưng, hông heo đứng yên, âm hộ giảm sưng có nếp nhăn, màu sẫm hay màu mận chín, có nước nhờn chảy dính đục, giai đoạn này phối giống đạt kết quả tốt.

+ Giai đoạn 3: Các triệu chứng trên giảm dần. Heo hết chịu đực, đuôi cụp không cho đực phối và ăn uống trở lại bình thường.

 

2. Xác định thời điểm phối giống

 

+ Heo nái cơ bản (heo nội) rụng trứng vào ngày thứ 2 và thứ 3 trong thời gian động dục. Dẫn tinh vào ngày thứ 2 và thứ 3 sẽ cho kết quả tốt.

Heo nái ngoại thường rụng trứng vào ngày thứ 3 và 4 trong thời gian động dục, dẫn tinh vào ngày thứ 3 và 4 sẽ cho kết quả tốt. Cụ thể, người chăn nuôi có thể thực hiện cho từng đối tượng heo nái với thời điểm như sau:

- Heo cái hậu bị: ngay sau khi xác định heo cái mê ì, phối lần 1 và phối nhắc lại sau 10 -14 giờ.

- Heo nái rạ động dục và mê ì vào 3 – 4 ngày sau cai sữa: sau khi xác định heo mê ì 24 giờ phối lần 1 và sau đó phối nhắc lại sau 10 – 12 giờ.

- Heo nái động dục và mê ì vào 5 – 6 ngày sau cai sữa: sau khi xác định heo mê ì 12 giờ phối lần 1 và sau đó phối nhắc lại sau 10 – 12 giờ.

 

Phối giống cho lợn

 

3. Kỹ thuật phối giống

 

3.1. Chuẩn bị dụng cụ

 

Cần phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện sau: lọ đựng tinh, xi ranh, ống dẫn tinh, giấy vệ sinh, dầu bôi trơn (vaseline), găng tay. 

 

3.2. Chuẩn bị heo cái

 

- Trước khi phối phải vệ sinh sạch sẽ heo cái, nhất là bộ phận sinh dục.

- Kích thích heo cái từ 3 – 5 phút theo kiểu tỏ tình của heo đực bằng cách ngồi hay tỳ tay, đặt bao cát trên lưng heo nái

 

3.3. Thao tác dẫn tinh

 

Bước 1: Bôi trơn ống dẫn tinh

Bước 2: Vạch âm hộ đưa ống dẫn tinh vào đường sinh dục con cái lệch 1 góc lên trên 30 - 450 so với mặt phẳng lưng và xoay nhẹ ống dẫn ngược chiều kim đồng hồ

Bước 3: Nhẹ nhàng vừa kéo ra, đẩy vào để đưa ống dẫn tinh vào đến cổ tử

cung (khoảng 25-27cm).

Bước 4: Tiếp tục kích thích heo cái để đưa ống dẫn tinh khớp vào cổ tử cung (sẽ có cảm giác nnặg tay khi nốg dẫn tinh vào cổ tử cung).

Bước 5: Lắp lọ tinh đã được làm ấm vào ống dẫn tinh và bơm tinh (nếu dẫn tinh bằng xi – ranh thì rót tinh dịch chảy nhẹ từ từ vào thành xi lanh, lắp pít tông tinh quản).

Bước 6: Tiếp tục kích thích heo cái và để tinh dịch chảy từ từ vào tử cung (chú ý để lọ tinh cao hơn mông heo cái). Thời gian bơm tinh là 5 – 10 phút, ít nhất là 3 phút.

Bước 7: Sau khi bơm tinh xong, nhẹ nhàng rút dẫn tinh quản ra khỏi đường sinh dục heo cái cùng chiều kim đồng hồ rồi vỗ mạnh vào mông heo.

Bước 8: Vệ sinh dụng cụ và ghi chép những thông tin cần thiết vào sổ phối giống. Theo dõi kết quả trong chu kỳ động dục tiếp theo.

 

Nguồn: Đĩnh Nghi - Sở Nông nghiệp và PTNT

 


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Heo nái chậm lên giống sau khi cai sữa heo con

Sau khi cai sữa heo con, heo nái có biểu hiện động dục trở lại vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 (chiếm 85-90%). Nếu 10 ngày sau khi cai sữa heo con, heo nái không thấy động dục, xem như chậm động dục. Nguyên nhân thay đổi tùy giống heo, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, trạng thái cân bằng cơ thể. Nguyên nhân bên trong do nội tiết: Nhiều trường hợp trên buồng trứng có u nang và những u nang này dẫn đến không sinh sản 4%.

Các nguyên nhân loại thải nái ngoài ý muốn

Trong quá trình chăn nuôi heo nái sinh sản, rất thường xảy ra việc loại thải nái sớm hơn dự kiến, tỉ lệ loại thải cao thấp do nhiều yếu tố quyết định và tỉ lệ thải của mỗi nhóm nguyên nhân cũng rất khác nhau.

Khi nào cần phải sử dụng vitamin C trong chăn nuôi heo?

Vitamin C (acid Ascorbic) có vai trò quan trọng trong quá trình phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường. Vì vây, trong chăn nuôi heo sẽ thường xuyên sử dụng vitamin C trong một số trường hợp điển hình như sau:

Bệnh giun thận lợn

Bệnh do giun Stephanurus denlatus thuộc bộ phụ Strongylata gây ra. Giun thường ký sinh ở niệu quản, gần thận làm thành những kén có lỗ thông với niệu quan.

Phòng và điều trị hiệu quả bệnh giun đũa lợn

Ở Việt Nam, bệnh giun đũa lợn thấy ở tất cả các vùng sinh thái, trong các cơ sở nuôi lợn tập trung và gia đình. Bệnh thường ở thể mãn tính, không làm cho lợn chết như các bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng làm cho lợn giảm tăng trọng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế.

Thuốc nam phòng, trị bệnh cho vật nuôi cực hữu hiệu

Ở Việt Nam, nguồn cây thuốc (thuốc nam) rất phong phú và đã cho thấy có hiệu quả trong phòng trị bệnh gia súc gia cầm, lại ít độc tính. Sử dụng cây thuốc phòng trị cho gia súc gia cầm thay thế kháng sinh (đặc biệt trong phòng bệnh và có khả năng kích thích tăng trưởng) sẽ giảm được giá thành, tạo thực phẩm sạch và an toàn, đã được dân gian sử dụng phòng trị nhiều bệnh cho vật nuôi rất tốt.