Phương pháp chữa lợn ngộ độc sắn, khoai tây

2022-10-22 21:41:36

 

1. Ngộ độc khoai tây:

 

Ngộ độc xảy ra do chất glicoalcaloid (có tên solanin) chứa ở trong củ khoai tây. Chất này tăng lên khi củ khoai tây đang nảy mầm hoặc củ có màu xanh, và có rất nhiều ở mầm khoai tây non, bị thối do nấm. Chất này có độc lực cao cả khi đun nấu chín.
Thức ăn có chứa solanin gây viêm niêm mạc dạ dày, ruột, rồi tác động lên toàn cơ thể, gây viêm thận, kích thích hệ thần kinh dẫn đến tê liệt, gây loạn dưỡng cơ quan nội tạng, phá huỷ hồng cầu...
Gia súc nói chung và lợn nuôi có thể tím tái, bại liệt nhẹ... là có thể chúng bị ngộ độc, nếu bị nặng sẽ bị trụy tim mạch và chết. Có thể thử bằng cách, nhỏ nước tiểu của lợn nghi trúng độc khoai tây vào mắt của mèo, chó, thỏ... sẽ thấy đồng tử của chúng giãn to.
Phòng bệnh bằng cách không cho lợn ăn khoai tây non, bị thối, củ có màu xanh, nếu củ có mầm phải bỏ mầm và bỏ nước luộc khoai. Không cho lợn ăn khoai tây lúc đói hay lúc đang ốm, mệt mỏi...
Giải độc bằng cách gây nôn thuốc Apomorphin hydrochloridum liều 0,05- 0,07g/lợn. Tiêm bắp hay cho uống Magie calcium fort liều lượng 10- 20ml/50kg thể trọng/ngày, tiêm bắp với liều 10ml/ngày, chia 2 lần.

 

Phương pháp chữa lợn ngộ độc sắn, khoai tây
 

2. Ngộ độc sắn:


Lợn ngộ độc sắn thường do ăn sắn còn nguyên vỏ. Vỏ sắn có chứa nhiều acid xyanhydric (HCN). Để điều trị ngộ độc, trước hết phải huỷ bỏ thức ăn bị nhiễm độc và loại trừ những thức ăn có độc mà lợn đã ăn vào cơ thể bằng biện pháp gây nôn: thường dùng Apomocphin với liều lượng 20mg/con.
Dùng phương pháp tây y để cấp cứu bệnh theo nguyên tắc giải độc chung: rửa sạch dạ dày, ruột để đẩy chất độc trong đường tiêu hoá; sử dụng các thuốc chống trụy tim mạch, suy hô hấp như cafein, Spactein, Adrenalin...; trợ lực bằng dung dịch glucoza ưu trương và các vitamin cần thiết.


Có thể chữa, giải độc sắn bằng thuốc nam:
Bột dong (củ hoàng tinh) 100g rửa sạch, giã nhuyễn, hoà với 200ml nước sạch và lọc lấy nước cho lợn uống một lần. Sau đó cứ cách một giờ cho uống một lần. Thường 30- 60 phút sẽ có hiệu quả.
Mật mía hay đường các loại 100g hoà tan với 300ml nước sạch cho uống liên tục trong ngày.
Lá khế rửa sạch, giã nhuyễn 500g, hoà với 300ml nước sạch, vắt lấy nước cho uống liên tục trong ngày.

 

Nguồn: khoahocchonhanong.com.vn


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Heo nái chậm lên giống sau khi cai sữa heo con

Sau khi cai sữa heo con, heo nái có biểu hiện động dục trở lại vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 (chiếm 85-90%). Nếu 10 ngày sau khi cai sữa heo con, heo nái không thấy động dục, xem như chậm động dục. Nguyên nhân thay đổi tùy giống heo, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, trạng thái cân bằng cơ thể. Nguyên nhân bên trong do nội tiết: Nhiều trường hợp trên buồng trứng có u nang và những u nang này dẫn đến không sinh sản 4%.

Phối giống cho heo nái bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo

Xác định thời gian thích hợp để phối cho heo cái hậu bị rất quan trọng. Phối quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo cái.

Các nguyên nhân loại thải nái ngoài ý muốn

Trong quá trình chăn nuôi heo nái sinh sản, rất thường xảy ra việc loại thải nái sớm hơn dự kiến, tỉ lệ loại thải cao thấp do nhiều yếu tố quyết định và tỉ lệ thải của mỗi nhóm nguyên nhân cũng rất khác nhau.

Khi nào cần phải sử dụng vitamin C trong chăn nuôi heo?

Vitamin C (acid Ascorbic) có vai trò quan trọng trong quá trình phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường. Vì vây, trong chăn nuôi heo sẽ thường xuyên sử dụng vitamin C trong một số trường hợp điển hình như sau:

Bệnh giun thận lợn

Bệnh do giun Stephanurus denlatus thuộc bộ phụ Strongylata gây ra. Giun thường ký sinh ở niệu quản, gần thận làm thành những kén có lỗ thông với niệu quan.

Phòng và điều trị hiệu quả bệnh giun đũa lợn

Ở Việt Nam, bệnh giun đũa lợn thấy ở tất cả các vùng sinh thái, trong các cơ sở nuôi lợn tập trung và gia đình. Bệnh thường ở thể mãn tính, không làm cho lợn chết như các bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng làm cho lợn giảm tăng trọng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế.