Quy trình sản xuất và phối trộn thức ăn dùng trong chăn nuôi lợn

2022-10-22 21:41:37

Trong chăn nuôi, yếu tố dinh d­ưỡng có vai trò quyết định đến việc thành bại của nghề chăn nuôi vì thức ăn chiếm tới 75 – 80% tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm thịt. Cho nên muốn tăng hiệu quả kinh tế thì phải làm như­ thế nào để chi phí đầu tư­ vào thức ăn thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất l­ượng. Muốn vậy, ng­ười chăn nuôi phải có hiểu biết và vận dụng đ­ược kiến thức về dinh d­ưỡng cho lợn để từ đó có các biện pháp đầu t­ư vào thức ăn hữu hiệu nhất, đem lại lợi ích kinh tế nhất.

 
1. Chuẩn bị các loại nguyên liệu để trộn thức ăn:
 
+ Nhóm thức ăn giàu năng lượng gồm: những thức ăn nhiều tinh bột, đường như ngô, thóc, gạo, cám gạo, bột sắn, bột khoai,... khối lượng nhóm thức ăn này chiếm từ 70 – 80% khối lượng thức ăn hỗn hợp, yêu cầu đảm bảo không ẩm, mốc, thối (độ ẩm dưới 13%), thức ăn được sàng sạch không bụi bẩn, không lẫn tạp chất.
 
+ Nhóm thức ăn giàu protein: Thức ăn giàu protein rất quan trọng trong việc chăn nuôi lợn thịt, tỷ lệ nạc cao không thể thiếu được trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Nguyên liệu gồm đỗ tương, khô đỗ, khô lạc, cá, bột cá, bột xương. Khối lượng nhóm thức ăn này chiếm 20 – 30 % khối lượng thức ăn hỗn hợp. Yêu cầu chất lượng các loại thức ăn này là đỗ tương phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn, các loại khô đỗ, khô lạc còn thơm không mốc, không đổi màu, không đổi mùi. Các loại cá như bột cá đảm bảo còn thơm không lẫn tạp chất, không thối mốc, đóng hòn, tỷ lệ muối không quá 10%.
 
+ Nhóm thức ăn bổ sung: Tỷ lệ nhóm thức ăn này chiếm rất ít trong thức ăn hỗn hợp từ 1- 3%, song vô cùng quan trọng không thể thiếu được trong việc chế biến hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh. Những thức ăn bổ sung này cung cấp khoáng, vitamin và axit amin không thay thế thường thiếu trong thức ăn (ligin). Yêu cầu chất lượng của các thức ăn này đảm bảo không ẩm mốc, đóng vón, chuyển màu, chuyển mùi, nên chọn mua của các hãng sản xuất có uy tín, còn hạn sử dụng không bục rách bao vỏ.
 
Quy trình sản xuất và phối trộn thức ăn dùng trong chăn nuôi lợn
 
2. Kỹ thuật chế biến phối trộn:
 
+ Nghiền nhỏ các loại nguyên liệu thức ăn: Để đảm bảo hỗn hợp được trộn đều các loại thức ăn nguyên liệu phải được nghiền nhỏ. Tuỳ từng qui mô chăn nuôi lớn hay nhỏ, các hộ đầu tư máy nghiền có công suất thích hợp, yêu cầu khi nghiền máy phải được vệ sinh sạch sẽ không lẫn các loại thức ăn khác. Sử dụng sàng có mắt sàng nhỏ 2 mm.
 
+ Cân khối lượng từng loại thức ăn nguyên liệu đã nghiền nhỏ: Căn cứ vào nhu cầu tiêu chuẩn từng loại lợn, từng giai đoạn sinh trưởng phát triển để phối trộn khẩu phần thức ăn phù hợp nhất và căn cứ vào giá thành, giá trị dinh dưỡng từng loại thức ăn nguyên liệu để lựa chọn các nguyên liệu thức ăn hỗn hợp có giá thành rẻ nhất, tốt nhất. Nguyên tắc là thức ăn hỗn hợp càng nhiều loại thức ăn nguyên liệu càng tốt. Các công thức phối trộn khẩu phần thức ăn cho lợn theo từng loại, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn thịt như sau:
 
Công thức phối hợp khẩu phần cho lợn lai (ngoại x nội): Nuôi thịt theo 3 giai đoạn
 
STT
Loại thức ăn nguyên liệu (%)
Lợn từ
10 – 30 kg
Lợn từ
31 – 60 kg
Lợn từ
61 – 100 kg
1
Bỗng rượu
18
40
46
2
Cám gạo
42
42
40
3
Tấm
20
-
-
4
Bột cá
8
6
6
5
Khô đỗ tương
10
10
6
6
Bột xương
1
1
1
7
Premix – VTM
1
1
1
8
Tổng số
100
100
100
9
Năng lượng trao đổi (kcal/kg)
3.104
3.010
2.918
10
Protein thô (%)
14,50
15,28
13.50

Nguồn: Sở KH&CN Hải Dương


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Heo nái chậm lên giống sau khi cai sữa heo con

Sau khi cai sữa heo con, heo nái có biểu hiện động dục trở lại vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 (chiếm 85-90%). Nếu 10 ngày sau khi cai sữa heo con, heo nái không thấy động dục, xem như chậm động dục. Nguyên nhân thay đổi tùy giống heo, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, trạng thái cân bằng cơ thể. Nguyên nhân bên trong do nội tiết: Nhiều trường hợp trên buồng trứng có u nang và những u nang này dẫn đến không sinh sản 4%.

Phối giống cho heo nái bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo

Xác định thời gian thích hợp để phối cho heo cái hậu bị rất quan trọng. Phối quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo cái.

Các nguyên nhân loại thải nái ngoài ý muốn

Trong quá trình chăn nuôi heo nái sinh sản, rất thường xảy ra việc loại thải nái sớm hơn dự kiến, tỉ lệ loại thải cao thấp do nhiều yếu tố quyết định và tỉ lệ thải của mỗi nhóm nguyên nhân cũng rất khác nhau.

Khi nào cần phải sử dụng vitamin C trong chăn nuôi heo?

Vitamin C (acid Ascorbic) có vai trò quan trọng trong quá trình phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường. Vì vây, trong chăn nuôi heo sẽ thường xuyên sử dụng vitamin C trong một số trường hợp điển hình như sau:

Bệnh giun thận lợn

Bệnh do giun Stephanurus denlatus thuộc bộ phụ Strongylata gây ra. Giun thường ký sinh ở niệu quản, gần thận làm thành những kén có lỗ thông với niệu quan.

Phòng và điều trị hiệu quả bệnh giun đũa lợn

Ở Việt Nam, bệnh giun đũa lợn thấy ở tất cả các vùng sinh thái, trong các cơ sở nuôi lợn tập trung và gia đình. Bệnh thường ở thể mãn tính, không làm cho lợn chết như các bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng làm cho lợn giảm tăng trọng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế.