Kỹ thuật nuôi trâu

46 tin

Kỹ thuật nuôi và vỗ béo trâu thịt

Ở nước ta, nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo nên tiềm năng sản xuất trâu thịt hầu như không được chú ý đến. Thực chất thịt trâu giống như thịt bò về nhiều tính chất cơ bản: cấu trúc, thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng, vị ngon. Thịt nghé non, trâu tơ hoặc trâu nuôi chuyên thịt là loại thịt rất ngon, giá bán rất cao.

Nuôi dưỡng và chăm sóc nghé non

Ở nghé sơ sinh, dạ dày cũng đủ 4 túi như trâu, nhưng dạ múi khế chiếm gần 50% thể tích và là nơi tiêu hoá chính của nghé. Sữa bú từ vú mẹ không đi vào dạ cỏ mà được chuyển trực tiếp xuống dạ múi khế thông qua rãnh thực quản. Trong bốn tuần đầu sau khi sinh, tiêu hoá của nghé gần giống như ở gia súc dạ dày đơn, sau đó dạ dày phát triển dần và tiêu hoá 4 túi được hình thành.

Chẩn đoán trâu có thai

Có nhiều phương pháp chẩn đoán có thai ở trâu:

Phòng trị bệnh lở mồm long móng ở trâu bò

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và một số loài thú hoang, có thể lây từ súc vật sang người. Ở nước ta, hàng năm bệnh thường xảy ra ở một số tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi biên giới Việt - Trung, Việt - Lào và Việt - Campuchia, gây nhiều thiệt hại kinh tế cho chăn nuôi trâu bò. Bệnh do virut LMLM gây ra và lây qua đường hô hấp, đường tiêu hóa.

Bệnh sán lá gan trâu, bò

Bệnh sán lá gan là một bệnh gây ra bởi 2 loài sán có tên là Fasciolagigantica và Fasciola heptica ký sinh ở gan, mật và gây tác hại ở trâu bò. Ở nước ta, bệnh được phát hiện khắp các tỉnh phía Bắc đến Nam. Tỷ lệ trâu bò nhiễm bệnh ở miền núi khoảng 30 – 35 %, vùng đồng bằng khoảng 40 – 70 %.

Ủ rơm làm thức ăn cho trâu, bò

Rơm, rạ có hàm lượng dinh dưỡng thấp, sau khi được chế biến bằng phương pháp ủ với urê trở thành loại thức ăn tốt giàu dinh dưỡng, cho trâu, bò ăn rất tốt.

Cách ủ chua lá mía và lá sắn làm thức ăn cho trâu

Bằng phương pháp ủ lên men chua, người ta có thể tận dụng nhiều phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho gia súc trong đó có ngọn, lá mía và lá sắn cũng được tận dụng làm thức ăn dự trữ cho trâu bò trong những mùa thiếu thức ăn xanh. Cách ủ ngọn, lá mía và lá sắn như sau:

Bệnh viêm khớp bê, nghé - Nguyên nhân và cách phòng trị

Bệnh xảy ra ở bê, nghé sau sinh 1 tháng. Trâu, bò lớn cũng bị nhưng ít hơn.

Bệnh tiên mao trùng trên trâu bò

Bệnh do một loại tiên mao trùng có tên khoa học là Trypanosoma evansi, sống ký sinh trong máu của trâu, bò gây ra. Bệnh nhiễm qua đường máu do các loại ruồi hút máu từ trâu, bò bệnh rồi hút máu trâu, bò khỏe và truyền bệnh cho chúng. Ngoài ra bệnh có thể lây la qua tiêu hóa, đường phân,… Bệnh tiên mao trùng thường phát sinh và lây lan mạnh trong mùa hè và mùa thu.

Trị bệnh cước chân cho trâu, bò

Thời tiết lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu, bò phải ngâm chân lâu trong nước lạnh, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém sẽ làm cơ thể chúng suy nhược. Khi sức đề kháng giảm, trâu, bò rất dễ mắc bệnh, trong đó có bệnh khá phổ biến là phát cước chân.

Dự trữ thức ăn cho trâu bò trong mùa hè

Nếu như trước đây, người chăn nuôi gia súc chỉ biết đến khái niệm “dự trữ thức ăn trong mùa đông” thì giờ đây cần bổ sung khái niệm này vào mùa hè. Bởi thực tế, những năm gần đây khi mùa hè đến thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài nhiều nơi trâu bò đã bị thiếu thức ăn trầm trọng ngay trong mùa hè. Vậy nên “dự trữ thức ăn cho trâu, bò trong mùa hè” cũng là điều cần thiết đặt ra với người chăn nuôi.

Kỹ thuật chọn giống trâu

Ở nước ta, công tác giống vật nuôi, trong đó có công tác giống trâu chưa được quan tâm đúng mức. Trong tình hình hiện nay, công tác giống trâu cần tập trung chọn lọc để bồi dục và nuôi thuần chủng những con giống tốt, nhằm nâng cao khối lượng, khả năng cho thịt và khả năng cày kéo. Có thể dùng đực giống Hà Giang, Tuyên Quang để cải tạo giống trâu vùng đồng bằng. Trong sản xuất, khi nhân giống, cần lựa chọn những con đực, con cái giống tốt để ghép đôi giao phối, để vừa bảo đảm nhu cầu tăng đàn, vừa tăng sức sản xuất của trâu.

Một số nguyên nhân gây chậm sinh, vô sinh ở trâu bò và biện pháp khắc phục

Bệnh chậm sinh, vô sinh ở trâu, bò cái là hiện tượng khi trâu, bò cái tơ đến tuổi sinh sản mà không xuất hiện động dục (trâu 3 năm tuổi, bò 2 năm tuổi trở lên không động dục), trâu bò rạ sau khi sinh (trâu sau 6 tháng, bò sau 3 tháng) không có biểu hiện động dục trở lại hoặc động dục nhưng phối giống nhiều lần không đậu.

Chế biến thức ăn thô xanh từ thân, lá ngô tươi

Chế biến thức ăn thô xanh cho gia súc từ phụ phẩm nông nghiệp để bổ sung thức ăn thô xanh cho gia súc là giải pháp giảm chi phí giá thành, tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi. Đặc biệt là giúp phát triển quy mô nông trại, trong điều kiện diện tích canh tác thức ăn chăn nuôi hạn chế, nhỏ hẹp. Nếu tận dụng tốt nguồn thức ăn này, các nông trại sau mỗi vụ thu hoạch ngô của gia đình và bà con quanh vùng, có thể dự trữ được hàng chục tấn thức ăn thô xanh.

Phương pháp chế biến và dự trữ thân lạc làm thức ăn cho trâu bò

Cây lạc khi thu hoạch củ vẫn còn xanh và giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt chúng có hàm lượng đạm khá cao 15-16% cao hơn gần 2 lần lượng chất đạm trong hạt ngô.

Nuôi dưỡng nghé bú sữa

Nuôi dưỡng nghé nói riêng và nuôi dưỡng gia súc non nói chung có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chăn nuôi các loại gia súc trưởng thành sau này. Chế độ nuôi dưỡng hợp lý nghé non thể hiện qua sự phát triển cơ thể một cách bình thường của nghé qua từng giai đoạn. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc nghé hợp lý không chỉ để thu được mức tăng trọng theo dự kiến mà còn đảm bảo sự phát triển tốt hệ tim mạch, các cơ quan tiêu hóa và hô hấp cũng như các cơ quan vận động.

Kỹ thuật xử lý rơm lúa

Đối với trâu, bò rơm lúa là nguồn thức ăn quan trọng. Tuy nhiên, rơm khô có giá trị dinh dưỡng thấp, tỷ lệ tiêu hoá thấp và kém hấp dẫn. Vì vậy, nên chế biến rơm để tăng khả năng tiêu thụ và tỷ lệ tiêu hoá rơm. Ta có thể xử lý rơm trước khi cho trâu ăn.

Thức ăn và tạo nguồn thức ăn cho trâu

Mỗi loài động vật có một bộ máy tiêu hoá khác nhau, chính vì vậy, các loại thức ăn dùng cho chúng cũng khác nhau. Trâu là động vật nhai lại, có dạ dầy bốn túi, có khả năng tiêu hoá và sử dụng nhiều loại thức ăn mà lợn, gà không sử dụng được. Thức ăn cho trâu rất đa dạng và phong phú. Khi sử dụng thức ăn để nuôi trâu, ta cần phải biết rõ đặc tính và đặc điểm dinh dưỡng của từng loại thức ăn để lựa chọn và phối hợp khẩu phần cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng thời kỳ và tiềm năng sản xuất của từng con.

Nâng cao khả năng sinh sản đàn trâu ở địa phương

Để nâng cao tỷ lệ sinh sản của đàn trâu bò cái, chúng ta cần phát hiện nguyên nhân gây nên tình trạng không bình thường trong quá trình sinh sản của trâu bò. Các nguyên nhân đó có thể là: dinh dưỡng, tổ chức phối giống, quản lý sử dụng, thời tiết…

Bệnh ngã nước ở trâu bò

Bệnh ngã nước ở trâu bò mà nông dân thường gọi là bệnh do ký sinh trùng do một loài vi sinh vật ký sinh trong máu gây ra, có tên là tiêu mao trùng (còn gọi là Xura). Bệnh thường chỉ xuất hiện khi chuyển trâu, bò từ miền núi xuống đồng bằng. Bệnh gây thiệt hại lớn bởi nó có thể làm chết cả đàn.

Chữa hà móng cho trâu bò

Những nhân tố ảnh hưởng khiến trâu bò mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua móng và hiện tượng vỡ móng do nhiễm khuẩn. Một số lưu ý trong điều trị hà móng cho trâu bò. Bệnh hà móng thường gặp ở trâu hoặc bò nuôi nhốt trong chuồng trại hoặc chế độ cho ăn không thích hợp về các loại khoáng đa vi lượng hoặc vi lượng.

Trị bệnh liệt dạ cỏ trâu bò

Trong chăn nuôi trâu, bò thường gặp bệnh liệt dạ cỏ nếu không được điều trị trâu, bò sẽ yếu dần và dẫn đến tử vong.

Bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò và biện pháp phòng chống

Đây là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn tụ huyết trùng gây ra. Bệnh thường mang tính địa phương và gặp ở khắp nơi trên đất nước ta. Bệnh phát quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9.

Bệnh dịch tả - Nguyên nhân và cách phòng trị

Dịch tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, do virus gây ra. Bệnh phát quanh năm, nhưng tập trung vào mùa hè và đầu mùa thu. Virus dịch tả thích nghi trên niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc ống tiêu hóa, gây ra hiện tượng hoại tử, viêm, tụ máu và loét niêm mạc ruột.