Biện pháp phòng trừ bọ trĩ cho bầu bí trong mùa khô nóng

2021-11-20 20:38:41

Mùa khô nóng là giai đoạn bọ trĩ phát triển mạnh, gây hại nặng cho nhiều loại cây, hoa, trái, đặc biệt là nhóm bầu bí. Nó còn là tác nhân truyền bệnh khảm cùng với bọ dưa. Nhận biết bọ trĩ và sử dụng biện pháp phòng trừ hữu hiệu sẽ đem lại sự sinh trưởng tốt cho cây.

Bọ trĩ hay còn gọi là bù lạch, có tên khoa học là Stenchaetothrips biformis, thuộc họ Thripidae. Loại bọ này dù còn non hay đã trưởng thành đều rất nhỏ, chỉ dài khoảng 1mm nên không dễ phát hiện. Khi còn non, bọ trĩ không cánh, có màu xanh vàng nhạt, hình dạng giống bọ trưởng thành. Còn bọ trĩ trưởng thành có màu vàng đậm hoặc màu đen, cánh là những sợi tơ mảnh, cuối bụng thon.

Biện pháp phòng trừ bọ trĩ cho bầu bí trong mùa khô nóng

Từ tháng 5 trở đi là thời điểm chính vụ của các loại cây họ bầu bí, bao gồm dưa hấu, dưa chuột, bí đao, bầu, bí ngô, mướp, mướp đắng, mướp hương… Với đặc tính ưa sáng, vào mùa nắng nóng, họ bầu bí thường đạt năng suất cao và ít bệnh hại. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết này lại là môi trường lý tưởng để các loại bọ trĩ phát triển, gây hại cho nhóm cây vốn rất dễ tổn thương bởi sâu bệnh. 

Bọ trĩ có khả năng gây hại nặng từ giai đoạn cây con đến ra hoa, đậu trái. Chúng chích hút nhựa làm đọt non bị khô, lá xoăn vàng, ngọn dưa chùn lại và ngóc đầu lên (đầu lân), làm rụng hoa, trái không phát triển.

Khi thời tiết càng nóng khô, môi trường thiếu nước, bọ trĩ càng phát triển mạnh. Vì thế, ngoài việc chăm sóc cây tốt, tưới đều đặn bằng cách sử dụng hệ thống phun mưa để tăng ẩm, tạo mát làm hạn chế số lượng cũng như khả năng gây hại của loại côn trùng này.

Bọ trĩ có đặc tính kháng thuốc mạnh và mau quen thuốc, vì thế cần sử dụng những loại thuốc có hiệu quả tác động tiếp xúc mạnh và phải luân phiên thuốc giữa các lần phun. Theo đó, hai trong số các loại thuốc hữu hiệu nhất hiện nay trên thị trường, được nhà nông tin dùng phải kể đến là Nouvo 3.6EC và Takare 2EC.

Hai loại thuốc này được sử dụng luân phiên với công thức pha lần lượt 10ml/10 lít nước (Nouvo 3.6EC) và 25ml/10 lít nước (Takare 2EC). Ngoài ra, để đạt hiệu quả cao nhất, bà con nông dân nên phun thuốc vào lúc sáng sớm khi cánh bọ trĩ còn ướt, dùng bình xịt có áp suất mạnh và xịt trực tiếp lên các đọt non.


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Mô hình ghép Cam Vinh trên gốc Bưởi Diễn

Trong những năm gần đây cam Vinh được di thực trồng thành công ở nhiều tỉnh khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang… góp phần đưa lại cuộc sống sung túc cho nhiều gia đình.

Kỹ thuật ghép cây lê

Cây lê được nhân giống theo phương pháp cổ truyền trong nhân dân là bằng hạt, tuy nhiên cách này không được khuyên cáo nữa, mà hiện nay sử dụng phương pháp nhân giống vô tính.

Kỹ thuật chiết cành ở cây ăn trái

Cũng như cắm hom, chiết (bó) là một phương pháp nhân giống lấy cành làm nguyên liệu. Vì đã có búp sinh trưởng, thân, lá nên vấn đề chính là làm cho cành ra rễ thì sẽ có một cây con hoàn chỉnh.

Nhân giống vú sữa bằng phương pháp ghép cải tiến

Có nhiều giống vú sữa được người nông dân chọn trồng như vú sữa nâu, vú sữa nâu bách thảo, vú sữa bánh xe, vú sữa dây,… nhưng được ưa chuộng nhất là giống vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim. Giống vú sữa này khi trái chín có hình cầu, phía đuôi trái màu trắng má hồng, thịt trái có màu trắng sữa, vị ngon ngọt.

Cách nhân giống nho

Cây nho chỉ nhân giống bằng các phương pháp vô tính như giâm cành, chiết và ghép. Hạt chỉ dùng lấy cây làm gốc ghép. Phương pháp nhân giống nho chủ yếu ở các nước và ở nước ta hiện nay là giâm cành vì dễ làm và mau cho quả, sau dó là phương pháp ghép.

Kỹ thuật ươm cây xoài

Tại sao có những cây xoài mọc từ hạt mà không hề thoái hoá? Khi ghép xoài nên dùng cây gì làm cây gốc ghép thì tốt? Có phải dùng muỗm, quéo làm cây gốc ghép thì mắt xoài không tiếp hợp không? Ghép cách nào bảo đảm tỷ lệ cây sống cao?