Kỹ thuật ghép cây lê

2021-11-20 21:32:20

Cây lê được nhân giống theo phương pháp cổ truyền trong nhân dân là bằng hạt, tuy nhiên cách này không được khuyên cáo nữa, mà hiện nay sử dụng phương pháp nhân giống vô tính.

Ghép lê

Ghép cành, ghép mắt:

Chuẩn bị cây gốc ghép: có thể dùng cây chua chát và mắc coọc. Cây chua chát cùng họ thực vật với cây lê, nhưng là loài hoang dại mọc khá nhiều ở miền núi. Sức sống rất khoẻ, cho nhiều quả và nhiều hạt. Quả chín vào tháng 9.

Sau thu hái đem bảo quản nơi thoáng mát khô trong vài ba tháng để chín tiếp. Đến vụ xuân thì bổ lấy hạt, rỏa sạch và hong khô nơi râm mát rồi đem gieo vào túi bầu đất đã chuẩn bị trước.

Cây mắc coọc dùng làm gốc ghép cho lê được coi là tốt hơn cả do bộ rễ khoẻ, sức sống cao, tính chống chịu ngoại cảnh bất thuận tốt. Thêm vào đó quả mắc coọc có tới 6 hạt và tỷ lệ nảy mầm tối 85%. Thu hạt và gieo vào tháng 11 – 12, ra ngôi tháng 1 – 2, sau 7-8 tháng thì ghép được.

Cách làm túi bầu và chăm sóc như đốì vói các cây gốc ghép khác. Cả hai loại gốc ghép nói trên, muốn đạt yêu cầu ghép phải cao 35 — 4.0cm, gốc có đường kính 0,6 – 0,8cm (ở độ cao 15 – 20cm), cây khoẻ, không sâu bệnh, xanh tốt.

Lựa chọn cành lấy mắt ghép:

Hàng năm theo dõi vườn lê để chọn những cây mọc khoẻ, ở độ tuổi 10 – 15 năm, sai quả và hàng năm ra quả đều, không hoặc ít bị sâu bệnh.

Trên những cây đó, chọn các cành từ 4 tháng đến 1 năm tuổi, đường kính phần gốc cành đạt 0,5 – 0,8cm, mọc thẳng, không cố nhánh Hoặc cành phụ, cành tăm, lá đều xanh tốt, không sâu bệnh. Những cây được chọn để giống như vậy cần có chế độ chăm sóc chu đáo, đủ phân bón, đủ ẩm để sinh trưởng tốt.

Ghép lê bằng những cách như: Ghép mắt theo chữ T, ghép mắt nhỏ có gỗ, ghép áp thân. Nếu ghép mắt thì mắt ghép lấy ở phần giữa cành. Nếu ghép áp thân thì dùng đoạn giữa cành có 2 mắt trở lên.

Thời vụ ghép:

Các tháng 4 — 5 và 7 — 10. Thòi vụ ghép lê phụ thuộc vào khí hậu của từng địa phương. Sau khi ghép xong tiến hành chăm sóc chu đáo sau 10 — 20 ngày kiểm tra, nếu mắt ghép sống thì mỏ dây buộc; sau khi mở dây 1 tuần, nếu phần ghép vẫn tiếp tục sống thì cắt ngọn cây gốc ghép (cách nơi ghép 3 — 5cm) để mầm ghép phát triển. Khi mầm ghép cao 25 – 30cm, tiến hành bấm ngọn, tỉa bớt cành, tạo tán cho cây con.

Chú ý: thương xuyên cắt bỏ mầm dại mọc từ phần cây gốc ghép để dồn dinh dưỡng cho thân ghép. Khi cây ghép cao 50 – 60cm, có 2 – 3 cành phân bố đều các phía thì có thể đem trồng.

Chiết cành:

Sau thu hoạch nửa tháng (tháng 9 — 10). Trên cây lê đã tuyển, chọn các cành 6 — 8 tháng tuổi ở ngoài mặt tán và ở độ cao giữa tán, dài 40 – 60cm, gốc cành có đường kính 0,6 – 0,8cm, xanh tốt, không sâu bệnh, không có lộc non. Dùng dao sắc cắt khoanh vỏ vào ngày khô mát, cạo sạch lớp mô phân sinh.

Bôi dung dịch NAA nồng độ 0,1% vào vết cắt. Bó bầu ngay sau đó. Khi rễ phát triển nhiều (nhìn rõ qua lớp nilông bó bầu), rễ biến màu, phân nhánh thì tiến hành cắt cành chiết vào sọt tre, chèn đất và đưa vào vườn ươm. Chăm sóc cho cây chiết tiếp tục phát triển.

Chú ý cắt tỉa các cành xấu kém trên cây chiết để tạo hình. Làm giàn tre và tưới thường xuyên, đủ ẩm.Sau 2 — 3 tháng chăm soc chu đáo, cây chiết sinh trưởng và phát triển tốt thì có thể đưa đi trồng.

Giâm cành:

Chuẩn bị các túi bầu để giâm. Túi ni lông có kích thước 8 – 12cm, phía đáy đục 6 – 8 lỗ nhỏ để thoát nước. Bỏ cát non hoặc đất đỏ vàng vào túi bầu. Trên cây lê giống, chọn những cành 1 năm tuổi được phát triển từ lộc xuân, xanh tươi, không sâu bệnh, ở vị trí cao, mặt ngoài tàn. Từ những cành đó, cắt lấy đoạn giữa dài 7 – 10cm đem giâm.

Cắm cành giâm vào 1 lỗ nhỏ tạo sẵn trong đất nền ở túi bầu, nén chặt xung quanh cành giâm. Gành giâm đặt hơi nghiêng và sâu 2 – 3cm. Các túi bầu được xếp gọn thành luống trong vườn ươm, có mái che và phên chắn gió lạnh.Thường xuyên tưới đủ ẩm cho các túi bầu.

Chú ý: trước khi đặt cành giâm vào túi bầu, có thể nhúng cành giâm vào dung dịch chất kích thích ra rễ như NAA pha 2.000 – 3.000ppm hoặc IBA pha 2.000 – 2.500ppm. Khi cây từ cành giâm phát triển và đã được tạo hình, cao 60 – 70cm thì đem trồng. Thời vụ giâm cành lê vào tháng 12 và tháng 1.

 


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Mô hình ghép Cam Vinh trên gốc Bưởi Diễn

Trong những năm gần đây cam Vinh được di thực trồng thành công ở nhiều tỉnh khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang… góp phần đưa lại cuộc sống sung túc cho nhiều gia đình.

Kỹ thuật chiết cành ở cây ăn trái

Cũng như cắm hom, chiết (bó) là một phương pháp nhân giống lấy cành làm nguyên liệu. Vì đã có búp sinh trưởng, thân, lá nên vấn đề chính là làm cho cành ra rễ thì sẽ có một cây con hoàn chỉnh.

Nhân giống vú sữa bằng phương pháp ghép cải tiến

Có nhiều giống vú sữa được người nông dân chọn trồng như vú sữa nâu, vú sữa nâu bách thảo, vú sữa bánh xe, vú sữa dây,… nhưng được ưa chuộng nhất là giống vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim. Giống vú sữa này khi trái chín có hình cầu, phía đuôi trái màu trắng má hồng, thịt trái có màu trắng sữa, vị ngon ngọt.

Cách nhân giống nho

Cây nho chỉ nhân giống bằng các phương pháp vô tính như giâm cành, chiết và ghép. Hạt chỉ dùng lấy cây làm gốc ghép. Phương pháp nhân giống nho chủ yếu ở các nước và ở nước ta hiện nay là giâm cành vì dễ làm và mau cho quả, sau dó là phương pháp ghép.

Kỹ thuật ươm cây xoài

Tại sao có những cây xoài mọc từ hạt mà không hề thoái hoá? Khi ghép xoài nên dùng cây gì làm cây gốc ghép thì tốt? Có phải dùng muỗm, quéo làm cây gốc ghép thì mắt xoài không tiếp hợp không? Ghép cách nào bảo đảm tỷ lệ cây sống cao?

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cam Sành hiệu quả

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng đều đã một lần nghe đến đặc sản Cam Sành của Hà Giang. Đây là loại cam khi chín có màu vàng sậm, nhiều nước, có vị chua chua, ngọt ngọt rất đặc trưng. Nhưng không phải ai cũng đều biết đến kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cam Sành để thu được như quả cam tươi ngon nhất.