Kỹ thuật ghép chồi nhân giống cây bơ

2021-11-20 21:31:56

Cách nhân giống bơ tương đối đơn giản, chủ yếu là phương pháp ghép chồi (dùng chồi ở cây trưởng thành ghép vào cây con ). Mời bà con theo dõi bài viết sau

Thời điểm nhân giống cây bơ

Sau vụ thu hoạch khoảng 2-3 tháng, bà con tiến hành lấy chồi bơ từ những cây trưởng thành, tùy theo giống bơ đúng vụ hoặc bơ trái vụ, thời điểm lấy rơi vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 dương lịch.

 

Kỹ thuật ghép chồi nhân giống cây bơ

 Cách chọn chồi cây bơ

Nên chọn những chồi ở đầu cành, không quá non (loại chồi vẫn còn màu xanh tươi), khi cắt nên cắt khoảng 3 đến 4 cm, sao cho mỗi chồi ghép có ít nhất 3 mắt chồi.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng bonsai bằng phương pháp ghép cành xuyên qua thân cây

Cách chọn gốc ghép cây bơ

Chọn những gốc ghép khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, bộ rễ đã đâm ra ngoài bầu ương (túi ương). Lá xanh tốt từ gốc đến ngọn. Thông thường gốc ghép được ươm bằng phương pháp trồng từ hạt là chuẩn nhất

Tiến hành ghép chồi cây bơ

  • Đối với gốc ghép: Cắt ngang thân của gốc ghép (có thể dùng dao rọc giấy, yêu cầu phải sắc bén và sạch). Chọn cắt ở phần thân không quá già, không quá non, sau đó chẻ dọc theo thân ghép khoảng 1cm
  • Phần chồi ghép: Ta tiến hành vát nhọn phần , thành dạng chữ V.
  • Cắm phần chồi ghép vào thân ghép theo chiều thẳng đứng. Lưu ý: Chỉ nên cắm 1 lần, không nên rút ra cắm lại. Do đó thao tác phải dứt khoát
  • Sử dụng dây ghép chồi (loại dây này có thể tìm mua ở các địa điểm bán giống cây, dụng cụ ươm cây hoặc đại lý thuốc bảo vệ thực vật) quấn chặt ở phần tiếp giáp, rồi quấn dần lên ngọn, sao cho dây ghép phủ kín toàn bộ chồi, tránh nguy cơ thấm nước vào làm hư chồi ghép.

Những lưu ý khi ghép chồi cây bơ

  • Sau khi quấn dây ghép và cố định chồi ghép, nên xếp các cây ghép ra riêng một khu vực để tiện chăm sóc
  • Nơi xếp cây là nơi thoáng mát, không đọng nước, nhiệt độ khoảng 25 – 27 độ C, nếu thời tiết nắng nóng, phải sử dụng lưới che
  • Sau khoảng 20 ngày chồi ghép đã có thể trao đổi chất với thân ghép và nảy mầm từ các mắt chồi.
  • Ta tiến hành chăm sóc như bình thường và chỉ nên chọn để lại chồi khỏe mạnh nhất
  • Các mầm mọc ra từ gốc ghép cũng phải được loại bỏ để tập trung dinh dưỡng cho chồi ghép
  • Thường xuyên kiểm tra xem cây có bị nhiễm sâu bệnh hay không để phòng trừ kịp thời.
  • T.H

 


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Mô hình ghép Cam Vinh trên gốc Bưởi Diễn

Trong những năm gần đây cam Vinh được di thực trồng thành công ở nhiều tỉnh khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang… góp phần đưa lại cuộc sống sung túc cho nhiều gia đình.

Kỹ thuật ghép cây lê

Cây lê được nhân giống theo phương pháp cổ truyền trong nhân dân là bằng hạt, tuy nhiên cách này không được khuyên cáo nữa, mà hiện nay sử dụng phương pháp nhân giống vô tính.

Kỹ thuật chiết cành ở cây ăn trái

Cũng như cắm hom, chiết (bó) là một phương pháp nhân giống lấy cành làm nguyên liệu. Vì đã có búp sinh trưởng, thân, lá nên vấn đề chính là làm cho cành ra rễ thì sẽ có một cây con hoàn chỉnh.

Nhân giống vú sữa bằng phương pháp ghép cải tiến

Có nhiều giống vú sữa được người nông dân chọn trồng như vú sữa nâu, vú sữa nâu bách thảo, vú sữa bánh xe, vú sữa dây,… nhưng được ưa chuộng nhất là giống vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim. Giống vú sữa này khi trái chín có hình cầu, phía đuôi trái màu trắng má hồng, thịt trái có màu trắng sữa, vị ngon ngọt.

Cách nhân giống nho

Cây nho chỉ nhân giống bằng các phương pháp vô tính như giâm cành, chiết và ghép. Hạt chỉ dùng lấy cây làm gốc ghép. Phương pháp nhân giống nho chủ yếu ở các nước và ở nước ta hiện nay là giâm cành vì dễ làm và mau cho quả, sau dó là phương pháp ghép.

Kỹ thuật ươm cây xoài

Tại sao có những cây xoài mọc từ hạt mà không hề thoái hoá? Khi ghép xoài nên dùng cây gì làm cây gốc ghép thì tốt? Có phải dùng muỗm, quéo làm cây gốc ghép thì mắt xoài không tiếp hợp không? Ghép cách nào bảo đảm tỷ lệ cây sống cao?