Kỹ thuật trồng bơ từ hạt

2021-11-20 21:31:46

Thay vì phải bỏ tiền túi ra để mua bơ ăn, tự trồng một vài cây bơ tại nhà giúp bạn vừa có cây nhỏ xinh làm cảnh, vừa có quả để ăn. Còn chần chờ gì mà không bắt tay vào làm ngay nào!

Bơ là một trong những loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao nhất, chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm canxi, sắt, đồng, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm mangan và selen.

Quả bơ cũng rất giàu chất chống oxy hoá, có tác dụng ngăn ngừa hình thành các gốc tự do dẫn đến gây ung thư, đục thuỷ tinh thể, lão hóa da, giúp duy trì làn da săn chắc.

Với hàm lượng dinh dưỡng cao và vị ngon đến béo ngậy, các món ăn từ bơ đều chiếm được cảm tình ở hầu hết bất cứ ai, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Thay vì mua bơ ngoài chợ với giá cả không hề rẻ, bạn có thể tự học cách trồng cây bơ từ hạt ngay tại nhà của mình đấy.

Để trồng bơ ngay tại nhà, bạn cần chuẩn bị:

- 1 quả bơ.

- Tăm.

- Bát hoặc hộp có đường kính to hơn hạt quả bơ.

- Chậu cây.

Bước 1:

Nhẹ nhàng bổ đôi quả bơ để lấy hạt ra, sau đó đem rửa sạch. Bạn cần phải chú ý xác định phần đầu và phần đuôi của hạt: phần đầu là phần gần với núm của quả bơ còn phần đuôi là ở đầu ngược lại.

Kỹ thuật trồng bơ từ hạt

Để gột bỏ hoàn toàn phần thịt bơ còn dính trên hột, bạn nên ngâm hột bơ trong nước khoảng vài phút sau đó rửa nhẹ nhàng để tránh làm tróc lớp vỏ nâu trên hạt.

Bước 2:

Xiên 3 que tăm cách đều nhau vào giữa hạt sau khi bóc bỏ phần vỏ ngoài của hạt quả bơ.

Bước 3:

Ngâm hạt bơ vào nước sao cho nước chỉ tiếp xúc với phần đuôi của hạt và ngập đến khoảng nửa hạt. Điểm cần lưu ý là bạn cần phải giữ cho phần đầu hạt khô ráo bởi thân và lá sẽ mọc lên từ phía trên, còn rễ sẽ mọc ở phần được ngâm nước.

Bước 4:

Để hạt bơ ở nơi khô thoáng, có ánh sáng mặt trời. Sau khoảng 5 ngày hoặc 1 tuần, bạn cần thay nước cho bơ 1 lần để tránh nấm mốc và vi khuẩn.

Bước 5:

Nếu hạt tốt, mầm sẽ bắt đầu mọc sau khoảng 2 - 4 tuần hoặc không sẽ phải mất 8 tuần. Phần trên của hạt bơ sẽ khô và tạo thành một vết nứt. Lớp vỏ nâu bên ngoài sẽ bong ra.

Vết nứt sẽ dần mở rộng đến phần dưới cùng của hột và thông qua vết nứt đó, các rễ nhỏ sẽ bắt đầu xuất hiện ở phía dưới.

Bước 6:

Khi thân cây đã cao được khoảng 15cm thì các bạn cần cắt ngắn thân còn khoảng 8cm. Điều này sẽ giúp cây tăng trưởng tốt hơn. 

Bước 7:

Khi cây mọc được khoảng 15cm, chuyển cây sang trồng vào đất. Bạn có thể mang cây giống nảy từ hạt ra trồng trong một chiếc chậu có đường kính khoảng 20 - 30 cm chứa đất mùn dinh dưỡng.

Bước 8:

Bạn hãy đặt chậu bơ mới trồng ở gần cửa sổ, nơi có nhiều ánh nắng mặt trời chiếu vào, nhớ tưới nước hàng ngày, đảm bảo đất luôn được ẩm. 

Khi cây đã cao khoảng 30cm, bạn hãy vặt bỏ những chiếc lá trên đầu. Làm như vậy sẽ giúp cây phát triển nhanh và ra nhiều lá hơn.

Giờ bạn hãy chăm chỉ tưới nước cho cây và chờ ngày thu hoạch thôi!


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Mô hình ghép Cam Vinh trên gốc Bưởi Diễn

Trong những năm gần đây cam Vinh được di thực trồng thành công ở nhiều tỉnh khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang… góp phần đưa lại cuộc sống sung túc cho nhiều gia đình.

Kỹ thuật ghép cây lê

Cây lê được nhân giống theo phương pháp cổ truyền trong nhân dân là bằng hạt, tuy nhiên cách này không được khuyên cáo nữa, mà hiện nay sử dụng phương pháp nhân giống vô tính.

Kỹ thuật chiết cành ở cây ăn trái

Cũng như cắm hom, chiết (bó) là một phương pháp nhân giống lấy cành làm nguyên liệu. Vì đã có búp sinh trưởng, thân, lá nên vấn đề chính là làm cho cành ra rễ thì sẽ có một cây con hoàn chỉnh.

Nhân giống vú sữa bằng phương pháp ghép cải tiến

Có nhiều giống vú sữa được người nông dân chọn trồng như vú sữa nâu, vú sữa nâu bách thảo, vú sữa bánh xe, vú sữa dây,… nhưng được ưa chuộng nhất là giống vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim. Giống vú sữa này khi trái chín có hình cầu, phía đuôi trái màu trắng má hồng, thịt trái có màu trắng sữa, vị ngon ngọt.

Cách nhân giống nho

Cây nho chỉ nhân giống bằng các phương pháp vô tính như giâm cành, chiết và ghép. Hạt chỉ dùng lấy cây làm gốc ghép. Phương pháp nhân giống nho chủ yếu ở các nước và ở nước ta hiện nay là giâm cành vì dễ làm và mau cho quả, sau dó là phương pháp ghép.

Kỹ thuật ươm cây xoài

Tại sao có những cây xoài mọc từ hạt mà không hề thoái hoá? Khi ghép xoài nên dùng cây gì làm cây gốc ghép thì tốt? Có phải dùng muỗm, quéo làm cây gốc ghép thì mắt xoài không tiếp hợp không? Ghép cách nào bảo đảm tỷ lệ cây sống cao?