Kỹ thuật trồng cây lựu ra nhiều quả

2021-11-20 20:38:29

Để trồng lựu là một điều không khó, tuy nhiên, nếu muốn lựu ra nhiều quả thì lại cần phải chú ý một số điểm và nắm được cách trồng cây lựu ra nhiều quả dưới đây:

Hướng dẫn cách trồng cây lựu ra nhiều quả

Kỹ thuật trồng cây lựu ra nhiều quả

1. Tách bỏ phần hột với phần hạt mọng nước, sau đó rửa sạch và để ráo.

2. Đặt những hột lựu vừa để ráo lên một tấm khăn giấy ẩm và cuộn lại.

3. Đặt các cuộn giấy ẩm có chứa hạt giống lựu vào trong những túi bóng và để chúng ở nơi có độ ẩm cao, ánh sáng vừa phải.

4. Kiểm tra độ nảy mầm của những túi hạt giống sau khi để khoảng 10 ngày.

5. Đặt những hạt giống đã nảy mầm vào khay đựng sẵn đất, tạo những lỗ nhỏ và đặt các hạt mầm xuống đó. Dùng đất phủ kín bề mặt hạt. Thường xuyên tưới nước và luôn giữ ẩm cho đất để cây lựu có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Lưu ý: Đặt khay chứa hạt mầm dưới ánh sáng đèn sưởi hoặc để ra nơi cửa sổ để đảm bảo cây có đầy đủ ánh sáng để phát triển.

Sau 6 tuần cây bắt đầu phát triển đạt từ 8 đến 10 cm. Sau 3 tháng kể từ khi gieo hạt, cây sẽ đạt chiều cao khoảng 15 đến 20 cm

Cây lớn lên đòi hỏi phải được chuyển sang chậu lớn hơn

Thời điểm cây sẽ đủ tiêu chuẩn để bạn nên cho chúng sống ở một nơi rộng rãi hơn như chậu lớn hay ra hẳn ngoài vườn.

Với những người thích trồng cây lựu trong chậu để làm cảnh, bày chơi trong nhà thì nên chọn loại chậu không lớn. Bạn có thể cắt tỉa, tạo dáng đẹp cho cây theo sở thích của mình, loại bỏ những cành khó có khả năng ra trái.

Tưới nước cho cây 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối, khoảng 1 lần/tháng bón cho cây một ít phân bón hữu cơ. Bị hạn chế về khoảng đất trồng trong chậu nên cây sẽ ra quả nhỏ, chỉ để ngắm chứ ăn sẽ không ngon.

Đối với bạn muốn trồng lựu như cây cảnh:

Với người trồng cây lựu như cây cảnh thì mới cắt sửa, tạo dáng khi cây lên cao, cắt xuống cách đất 20 – 30cm (2 – 3 tấc) chừa lại 2 – 4 nhánh để làm sườn cây, rồi lại cắt, uốn theo sỡ thích. Còn với người trồng để làm kinh tế thì chỉ cắt những nhánh yếu ớt, chừa những nhánh khỏe mạnh, sẽ cho quả to. Cắt ba nhánh để ra các cành to, khỏe sẽ cho năng suất cao hoàn toàn khác với việc cắt sửa để tạo dáng của nghệ nhân chơi cây cảnh.

Lúa bạch khi chín có màu vàng, lựu đỏ khi chín có màu hường. Do vậy khi thấy vỏ có màu vàng hay hường là hái. Lấy kéo cắt cuống, không nên vặn để rứt rời ra vì nhìn quả lựu không ngon. Tránh thu hái lúc trời ướt át vì quả sẽ nứt, mất giá trị kinh tế.

Hái xong bỏ lựu vào các thùng mạt cưa để dành lâu ngày, và khi chuyên chở thì gói giấy lụa, sắp cẩn thận để đừng hư giập.

Việc thu hái và bảo quản phải được làm cẩn thận vì cây lựu là cây cho loại quả được xem là có giá trên thị trường, một loại quả được ưa chuộng vì ngon và bổ dưỡng.

Một lưu ý khi tự trồng lựu tại nhà, đó là bạn nên thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn để cây ra hoa và quả nhiều hơn.

Để cây lựu ra nhiều hoa cần cú ý 3 điều sau :

1. Ánh sáng phải đầy đủ

Cây lựu là loài cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao nhưng không chịu úng nước nên cần chú ý độ ẩm đất. Trong kỳ hoa nở cần khống chế lượng nước tưới, nếu thấy đất trong chậu quá khô cần phải tưới ngay.

2. Bón phân hợp lý

Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên với cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm , làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả. Trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây ( 15-20 ngày bón một lần) các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi.. rất tốt để bón cây lựu .Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái.

3. Tỉa cành vừa phải

Cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn .

Chúc các bạn thành công với cách trồng cây lựu ra nhiều quả như trên nhé


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Mô hình ghép Cam Vinh trên gốc Bưởi Diễn

Trong những năm gần đây cam Vinh được di thực trồng thành công ở nhiều tỉnh khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang… góp phần đưa lại cuộc sống sung túc cho nhiều gia đình.

Kỹ thuật ghép cây lê

Cây lê được nhân giống theo phương pháp cổ truyền trong nhân dân là bằng hạt, tuy nhiên cách này không được khuyên cáo nữa, mà hiện nay sử dụng phương pháp nhân giống vô tính.

Kỹ thuật chiết cành ở cây ăn trái

Cũng như cắm hom, chiết (bó) là một phương pháp nhân giống lấy cành làm nguyên liệu. Vì đã có búp sinh trưởng, thân, lá nên vấn đề chính là làm cho cành ra rễ thì sẽ có một cây con hoàn chỉnh.

Nhân giống vú sữa bằng phương pháp ghép cải tiến

Có nhiều giống vú sữa được người nông dân chọn trồng như vú sữa nâu, vú sữa nâu bách thảo, vú sữa bánh xe, vú sữa dây,… nhưng được ưa chuộng nhất là giống vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim. Giống vú sữa này khi trái chín có hình cầu, phía đuôi trái màu trắng má hồng, thịt trái có màu trắng sữa, vị ngon ngọt.

Cách nhân giống nho

Cây nho chỉ nhân giống bằng các phương pháp vô tính như giâm cành, chiết và ghép. Hạt chỉ dùng lấy cây làm gốc ghép. Phương pháp nhân giống nho chủ yếu ở các nước và ở nước ta hiện nay là giâm cành vì dễ làm và mau cho quả, sau dó là phương pháp ghép.

Kỹ thuật ươm cây xoài

Tại sao có những cây xoài mọc từ hạt mà không hề thoái hoá? Khi ghép xoài nên dùng cây gì làm cây gốc ghép thì tốt? Có phải dùng muỗm, quéo làm cây gốc ghép thì mắt xoài không tiếp hợp không? Ghép cách nào bảo đảm tỷ lệ cây sống cao?