Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thần kỳ

2021-11-20 20:38:43

Cây Thần Kỳ (Synsepalum dulcificum) là 1 loài thực vật thân tiểu mộc. Sở dĩ nó có tên Thần Kỳ cũng là vì những tác dụng kỳ diệu mà nó mang lại, quả của nó có khẳ năng cải thiện vị giác rất hiệu nghiệm. Quả của nó khi nếm, dù cho là bất kỳ vị gì như chua, đắng,..thì đều biến đổi thành vị ngọt. Vì tác dụng quá “thần kỳ” của nó, nên rất nhiều người quan tâm đến kỹ thuật trổng cây thần kỳ, và trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ nhất những kỹ thuật trồng cây thần kỳ đúng cách và

Chọn cách nhân giống

Cây thần kỳ có thể trồng nhân giống bằng hạt hay giâm cành, tuy nhiên đơn giản nhất là gieo hạt.

Chọn trái thần kỳ to tròn nở nang có tỷ lệ nẩy mầm cao, không chọn trái nhỏ ốm dài do cây thiếu dinh dưỡng

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thần kỳ

Chọn đất và cách gieo hạt

Chọn đất để gieo hạt có độ tơi xốp thoát nước tốt, có thể dùng đất trồng cây thần kỳ hay giá thể có tỷ lệ tro trấu kha khá, sau đó lấy trái thần kỳ vừa hái còn đỏ tươi vùi vào đất sâu 1-2 cm, phủ nhẹ một lớp đất bên trên.

Để chậu gieo nơi mát có lưới che hay dưới bóng cây, tưới nhẹ nước bằng vòi phun  sương vừa đủ ẩm ngày 2 lần ( sáng và chiều mát), không tưới bằng vòi nước mạnh.

Sang chậu cây con

Sau 15 – 20 ngày trái thần kỳ sẽ nẩy mầm với tỷ lệ 60-70 phần trăm, lá non có màu nâu sậm, Khi thấy cây con ra được hai cặp lá (thời gian khá lâu khoảng 3 tháng) thì bứng cây con ra nhớ giữ nguyên bộ rễ và trồng vào chậu mới có kích thước chậu 18-20 cm, để chậu cây con trong mát dưới lưới che hay bóng cây. Khoảng 6 tháng sau có thể sang tiếp qua chậu lớn hơn để cây mau lớn.

Chăm sóc

- Đảm bảo ánh sáng cho cây: Cần để cây thần kỳ nơi có ánh sáng đầy đủ hay chỉ nắng buổi sáng là cây có thể ra nhiều bông và kết trái dễ dàng.

- Có chế độ bón phần đều độbón bổ sung hai đợt bón phân gồm một đợt phân trùn quế lên mặt chậu, rải lớp phân trùn quế dầy khoảng 3 cm. Sau 10-12 ngày bón thêm phân NPK tím 15.5.25 TE với liều lượng cây nhỏ thì 1 muỗng cà phê, cây lớn thì 2-3 muỗng, rải đều xung quanh gốc, tránh rải sát gốc cây, tưới nước đầy đủ sau khi bón phân hạt ( hàng tháng có thể bón làm hai đợt như vậy).

Phân trùn quế sẽ giúp bộ rễ cây phát triển, và phân NPK có hàm lượng kali cao sẽ giúp cây đậu trái nhiều.

-Cắt tỉa bớt cành nhánh phía trong tán lá để tập trung dinh dưỡng kết trái


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Mô hình ghép Cam Vinh trên gốc Bưởi Diễn

Trong những năm gần đây cam Vinh được di thực trồng thành công ở nhiều tỉnh khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang… góp phần đưa lại cuộc sống sung túc cho nhiều gia đình.

Kỹ thuật ghép cây lê

Cây lê được nhân giống theo phương pháp cổ truyền trong nhân dân là bằng hạt, tuy nhiên cách này không được khuyên cáo nữa, mà hiện nay sử dụng phương pháp nhân giống vô tính.

Kỹ thuật chiết cành ở cây ăn trái

Cũng như cắm hom, chiết (bó) là một phương pháp nhân giống lấy cành làm nguyên liệu. Vì đã có búp sinh trưởng, thân, lá nên vấn đề chính là làm cho cành ra rễ thì sẽ có một cây con hoàn chỉnh.

Nhân giống vú sữa bằng phương pháp ghép cải tiến

Có nhiều giống vú sữa được người nông dân chọn trồng như vú sữa nâu, vú sữa nâu bách thảo, vú sữa bánh xe, vú sữa dây,… nhưng được ưa chuộng nhất là giống vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim. Giống vú sữa này khi trái chín có hình cầu, phía đuôi trái màu trắng má hồng, thịt trái có màu trắng sữa, vị ngon ngọt.

Cách nhân giống nho

Cây nho chỉ nhân giống bằng các phương pháp vô tính như giâm cành, chiết và ghép. Hạt chỉ dùng lấy cây làm gốc ghép. Phương pháp nhân giống nho chủ yếu ở các nước và ở nước ta hiện nay là giâm cành vì dễ làm và mau cho quả, sau dó là phương pháp ghép.

Kỹ thuật ươm cây xoài

Tại sao có những cây xoài mọc từ hạt mà không hề thoái hoá? Khi ghép xoài nên dùng cây gì làm cây gốc ghép thì tốt? Có phải dùng muỗm, quéo làm cây gốc ghép thì mắt xoài không tiếp hợp không? Ghép cách nào bảo đảm tỷ lệ cây sống cao?