Quy trình cắt ghép, chăm sóc và cải tạo vườn xoài lâu năm

2021-11-20 20:38:31

Trường hợp cây Xoài quá cao, sức sinh trưởng kém, bị lai tạp không đúng giống, mật độ quá dầy hoặc giống xoài đó không còn phù hợp với thị trường, bắt buộc phải cải tạo, sử dụng kỹ thuật ghép để trồng có hiệu quả hơn.

Trường hợp cây quá cao lớn 

Với những cây Xoài lớn ta tiến hành cưa bớt phân nửa số nhánh chính, sơn đầu cành chống mục, từ vị trí này sẽ mọc lên rất nhiều cành, tỉa bỏ tất cả chỉ chừa lại 2-3 cành mập mạnh, tiến hành ghép giống mới vào các cành này. Năm sau sẽ tiến hành cải tạo tiếp số cành cây lớn còn lại. Có thể ghép bằng 2 cách:

Quy trình cắt ghép, chăm sóc và cải tạo vườn xoài lâu năm

a. Ghép cành nêm đọt:

- Cắt cành ghép: Chọn cành ghép được 1 năm tuổi, bỏ phần ngọn và các mầm yếu, cắt thành đoạn dài 6-10cm và giữ lại 2-3 mầm, cắt vát (30 – 450) vào trong cành 1 đoạn dài 3-5cm tại 2 mặt bên của cành ghép tạo thành hình cái nêm. Độ dày của nêm phải vừa đủ để lách vào vết tách của mặt gốc ghép.

- Cắt cành ghép: Dùng dao thật sắc cắt ngang cành chuẩn bị ghép, tạo thành mặt cắt bằng phẳng, nhẵn. Sau đó chẻ tách mặt cắt theo đường kính đi qua tâm mặt cắt tạo thành miệng ghép.

- Cắm cành ghép: Dùng dao ghép cắm nhẹ vào miệng cành ghép trước khi cắm cành ghép vào. Cắm xong cành ghép thì từ từ rút nêm ra.

- Buộc dây: Dùng dây nylon quấn xung quanh chổ ghép và quấn xung quanh cành ghép.

- Tháo dây: Sau ghép khoảng 3-4 tuần, thăm thường xuyên cành ghép, nếu thấy mọc mầm thì tháo dây quấn ra, chỉ chừa dây quấn nơi vết ghép.

b. Ghép mắt:

Ghép hình chữ H là chủ yếu, rạch 2 đường song song trên thân, cành của gốc cây ghép, cách nhau 0,5-1,0cm ; dài 2,0-2,5cm; rạch ở giữa tạo hình chữ H.

- Cắt phiến mầm: Phía trên mầm 1cm, cắt vết ngang, rồi từ dưới mầm 1cm, cắt lên phía trên, ở giữa phiến mầm có một ít gỗ.

- Cắm phiến mầm: Tách vỏ miệng ghép chữ H ra 2 phía, cẩn thận và nhanh chóng đặt và đẩy phiến mầm vào giữa vỏ và gỗ gốc ghép. Buộc bằng dây nylon, rộng 1,0-1,2cm; quấn từ dưới lên trên, vòng sau đè lên 1/3 vòng trước cần thiết quấn bịt kín mắt ghép. Sau khi ghép 15-17 ngày, kiểm tra nếu mắt ghép sống thì tháo dây nơi có mầm của mắt ghép.

Trường hợp cây còn tơ từ 3-10 năm tuổi

 Chọn các vị trí thích hợp trên các cành thấp xung quanh thân chính từ 1-1,5m, ghép giống mới vào các vị trí này. Sau 20 ngày tháo băng (do cách ghép này phải dùng nylon có độ đàn hồi chuyên ghép cây, quấn kín cành ghép để hạn chế bốc thoát hơi nước), để ổn định 1 tuần, cắt bỏ cành mẹ cách vị trí ghép 4-5 cm để kích thích cành ghép mọc mạnh. Có thể áp dụng phương pháp ghép cành nêm đọt hoặc ghép mắt.

Lưu ý: Không cắt toàn bộ cành cùng 1 lúc, đặc biệt vào mùa nắng vì cây có thể chết, nên chừa cành quang hợp để nuôi cây. Sau khi các cành mới phát triển được 4 tầng lá thì tiến hành cắt nốt cành còn lại.


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Mô hình ghép Cam Vinh trên gốc Bưởi Diễn

Trong những năm gần đây cam Vinh được di thực trồng thành công ở nhiều tỉnh khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang… góp phần đưa lại cuộc sống sung túc cho nhiều gia đình.

Kỹ thuật ghép cây lê

Cây lê được nhân giống theo phương pháp cổ truyền trong nhân dân là bằng hạt, tuy nhiên cách này không được khuyên cáo nữa, mà hiện nay sử dụng phương pháp nhân giống vô tính.

Kỹ thuật chiết cành ở cây ăn trái

Cũng như cắm hom, chiết (bó) là một phương pháp nhân giống lấy cành làm nguyên liệu. Vì đã có búp sinh trưởng, thân, lá nên vấn đề chính là làm cho cành ra rễ thì sẽ có một cây con hoàn chỉnh.

Nhân giống vú sữa bằng phương pháp ghép cải tiến

Có nhiều giống vú sữa được người nông dân chọn trồng như vú sữa nâu, vú sữa nâu bách thảo, vú sữa bánh xe, vú sữa dây,… nhưng được ưa chuộng nhất là giống vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim. Giống vú sữa này khi trái chín có hình cầu, phía đuôi trái màu trắng má hồng, thịt trái có màu trắng sữa, vị ngon ngọt.

Cách nhân giống nho

Cây nho chỉ nhân giống bằng các phương pháp vô tính như giâm cành, chiết và ghép. Hạt chỉ dùng lấy cây làm gốc ghép. Phương pháp nhân giống nho chủ yếu ở các nước và ở nước ta hiện nay là giâm cành vì dễ làm và mau cho quả, sau dó là phương pháp ghép.

Kỹ thuật ươm cây xoài

Tại sao có những cây xoài mọc từ hạt mà không hề thoái hoá? Khi ghép xoài nên dùng cây gì làm cây gốc ghép thì tốt? Có phải dùng muỗm, quéo làm cây gốc ghép thì mắt xoài không tiếp hợp không? Ghép cách nào bảo đảm tỷ lệ cây sống cao?