Kỹ thuật trồng cây cảnh bonsai Lộc vừng đẹp

2021-11-20 21:21:22

Cây cảnh Bonsai Lộc Vừng có rất nhiều loại khác nhau, có loại cây Lộc Vừng lá tròn dài, loài hoa màu hồng, màu đỏ màu vàng, loại hoa trắng. Loại nào cũng ra hoa vào thời điểm tháng 6-8 âm lịch thời điểm mưa nhiều. Tuy nhiên, cùng một chế độ chăm sóc, nhưng ta thấy loài Lộc Vừng lá tròn bao giờ cũng ra hoa sớm hơn, bông dài và bao giờ cũng tàn muộn hơn loài Lộc Vừng lá dài

Đa số các mọi người không am hiểu sâu về trồng cây cảnh bonsai Lộc Vừng đều cho rằng, Lộc Vừng  là loài cây ưa nước có thể trồng ngoài bờ ao, nơi đầm lầy, chúng vẫn có thể ra hoa và phát triển tốt. Do đó khi trồng vào các bể, ang, chậu nhiều người thường không để cho cây có chỗ thoát nước làm cho cây dễ bị chết. Hoặc trồng các cây cảnh bonsai lộc vừng lâu năm trong các ang, bể, chậu, tuy có để chỗ thoát nước nhưng vì tưới nhiều nước và bị ngập nước vào mùa mưa, cây bắt đầu héo úa, nếu không biết cách cứu chữa kip thời thì cây cũng chết.

Kỹ thuật trồng cây cảnh bonsai Lộc vừng đẹp
    

    1. Đất trồng cây cảnh Bonsai Lộc Vừng


    Đất trồng lộc vừng tốt nhất là đất mầu trộn thêm trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ và ít phân chuồng hoai mục. Trồng xong tưới nước để giữ độ ẩm vừa phải cho cây ra rễ mới. Khi bộ rễ ở dưới đã khỏe, ta tưới nước thỏa mái cho cây phát triển nhưng không được để úng nước.

 

    2. Cách tạo rễ, buông rễ cây cảnh Bonsai Lộc Vừng


    Rễ lộc vừng rất nhạy cảm với môi trường âm và ngập nước. Nếu muốn cho ra rễ ở điểm nào của thân cây, ta có thể bó mùn, giữ ẩm hay ngâm vào nước ngập đúng điểm đó sau 2 – 3 tháng rễ sẽ mọc ra (thường mọc đúng mặt đước trên dưới 10 cm) tùy cây to, nhỏ và điều kiện cụ thể mà chọn biện pháp thích hợp, khi đã có rễ ra ta nâng dần cây lên (hạ dần nước xuống) rễ sẽ theo đó mà buông dài dần theo ý muốn.

    3. Cách chăm sóc cây cảnh Bonsai Lộc Vừng


    Tương tự giống như chăm sóc các cây cảnh khác, chỉ cần đặt bồn ở nơi thoáng đãng để cây phát triển đều ở cả 4 phía. Hàng ngày chú ý tưới nước giữ độ ẩm tối đa cho cây. Thường xuyên quan sát diệt trừ sâu bọ bằng cách dùng kẹp hoặc phun thuốc. Hàng tháng nên đều đặn tưới nước phân bổ sung cho cây, hai hoặc ba năm nên tiến hành thay đất mới và trồng lại cây một lần để đảm bảo cho cây luôn đủ chất dinh dưỡng phát triển và ra hoa đúng mùa.

    4. Xử lý cho cây cảnh Bonsai Lộc Vừng ra hoa rải rác trong năm


    Đối với lộc vừng ta không cắt tỉa theo từng đợt như các loại khác mà nên cắt tỉa thường xuyên, khi nào thấy cành vượt là cắt, nhằm làm cho các cành dăm không có độ tuổi đồng đều, dẫn đến việc ra hoa cũng không đồng loạt, mà rải ra từ mùa xuân đến mùa thu.

Khi nụ hoa mới dài ra khoảng 2 cm ta lấy móng tay (hay mũi dao nhọn) lẩy một số nụ hoa đi, cành dăm bị lẩy nụ này sau tháng rưỡi đến 2 tháng lại ra hoa tiếp.

Thay bằng cách lẩy nụ hoa ta có thể dùng ngón tay uốn cong những cành dăm đã ra nụ (số lượng tùy ý). Những cành này bị tổn thương nụ sẽ teo đi vài tháng lại ra nụ tiếp.

    Một số lưu ý:

* Không ép cây ra hoa vào tháng quá rét, hoa sẽ không nở. Với các biện pháp trên, chúng ta sẽ cho lộc vừng ra hoa gần như quanh năm, đột xuất có cây có hoa và quả ngay trong dịp tết nguyên đán.

* Khi cây lộc vừng chớm ra nụ nên bón thúc cho cây trong đó tăng cường các loại phân tác dụng với hoa, quả để hoa to, bông dài và đậu quả càng tăng vẻ đẹp của cây.


    5. Cách khắc phục khi cây cảnh Bonsai Lộc Vừng bị héo rũ khi trồng không đúng kỹ thuật


     Nếu cây mới trồng thì phải vặt bỏ toàn bộ lá cây rồi khoan lỗ sát đáy để cho nước thoát nhanh, sau đó để 2-3 ngày bầu đất khô mới tưới nhẹ giữ độ ẩm cho cây phát triển.

Trường hợp cây trồng đã lâu, bị úng thì có hai cách khắc phục.

Cách 1: Vặt bỏ tất cả lá rồi khoan lỗ như trên, sau đó đào bỏ đất, rễ xung quanh thành chậu độ 10 phân cho đất, phân, trấu trộn đều vào thay phần đất, rễ mới đào bỏ ra, tưới nhẹ nước vào khi nào thấy nước chảy ra các lỗ thoát là được.


Cách 2: Vặt bỏ lá rồi đánh bầu cây ra, khoan lại lỗ thoát nước cho thông, cắt bỏ phần rễ thối, rễ khô già, sau đó cho đất, phân mới vào trồng lại như cách trồng đã nêu ở trên.

    Qua một số kỹ thuật đáng lưu ý khi trồng Cây cảnh Bonsai Lộc Vừng mà chúng tôi giới thiệu, hy vọng các bạn sẽ có thêm một số kiến thức hữu ích để chăm sóc tốt cây xanh bonsai nhà mình ngày càng tốt đẹp hơn, chúc các bạn thành công!


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Phương pháp trồng hoa cẩm tú bằng hạt và bằng nhánh

Trong khoảng một vài năm trở lại đây thì người tiêu dùng thường có xu hướng thích những loại hoa có vẻ đẹp tinh khôi như hoa cẩm túc cầu, bởi không cần quá cầu kỳ mà bản thân cẩm tú cầu đã là một loài hoa tươi xinh đẹp, tự mình tỏa sáng

Kỹ thuật nhân giống Hoa Huệ Hà Lan

Muốn cho loại cây Huệ Hà Lan này ra hoa đúng Tết, bạn phải bón phân, tưới nước quanh năm, không để cho nó bị khô lá. Đến tháng 10 âm lịch, hãy nhổ cây lên, cắt bỏ hết lá, rễ, đem củ để trên giàn râm mát.

Kỹ thuật Trồng bonsai bằng phương pháp Ghép cành xuyên qua thân cây

Ghép cành xuyên qua thân cây là một kỹ thuật khó trong cách trồng cây bonsai. Tuy nhiên với kỹ thuật này, chúng ta sẽ tao được cây như mong muốn. Cùng tìm hiểu cách ghép sau nhé:

Kỹ thuật giâm cành nhân giống lan

sau đây là kỹ thuật giâm cành nhân giống lan. Mời bạn đọc tham khảo.

Tổng hợp tất cả cây cảnh trầu bà phong thủy

Trong bài viết lần này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tất cả các loại cây trầu bà được sử dụng trang trí để bạn tham khảo và có sự lựa chọn phù hợp cho nhu cầu sử dụng của mình.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc Phong lan Bạch Hỏa Hoàng đẹp

Trong số những loài lan hiếm ở nước ta hiện nay thì lan bạch hỏa hoàng là một trong những loại lan đẹp và lạ nhất hiện nay. Không chỉ có hình dáng nhỏ nhắn xinh xắn mà hoa của chúng có màu sắc độc đáo khiến ai nhìn ngắm cũng dều bị mê mẩn trước vẻ đẹp của chúng.