Chăm sóc và phòng trừ bệnh hại cây cà rốt

2021-11-20 20:41:23

Để có được những củ cà rốt to đẹp, chất lượng thơm ngon, người dân các vùng trồng chuyên canh tập trung, áp dụng quy trình chăm sóc, bón phân cẩn thận.

* Phủ rơm, rạ:

Phủ một lớp rơm, rạ mỏng trên mặt luống nhằm hạn chế đất bị đóng váng (bề mặt bị lỳ do mưa, tưới); ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm đồng thời phủ rơm còn có tác dụng giữ ẩm, hạn chế cỏ dại và giữ cho cây không bị đổ khi còn nhỏ.

Chăm sóc và phòng trừ bệnh hại cây cà rốt

* Tưới nước:

- Sau khi phủ rơm, rạ xong nên tưới nhẹ bằng vòi sen, tưới phun mưa hoặc thùng doa; đảm bảo cho độ ẩm của đất từ 84-90% để cho cây mọc đều và phát triển tốt. Nếu ruộng có tỷ lệ cát cao, kết hợp với thời tiết hanh khô thì phải tưới hàng ngày. Khi thời tiết có mưa nhỏ, mưa phùn thì không phải tưới.

– Giai đoạn cây con từ 3 lá đến tỉa định cây lần cuối: Áp dụng phương pháp tưới rãnh (hạn chế tưới ẩm quá bề mặt -> củ ngắn).

– Giai đoạn phát triển củ cho đến trước khi thu hoạch: Duy trì độ ẩm đất khoảng từ: 60-75%. Không được tưới rãnh, không được tưới quá ẩm, khi có mưa ruộng phải thoát nước và cũng không được để ruộng quá khô (vì để quá khô khi gặp mưa lớn, nước nhiều, ẩm độ cao sẽ gây nứt củ).

* Thuốc trừ cỏ:

Sau khi gieo hạt, phủ rơm - rạ, tưới nước từ 1 - 3 ngày cho bề mặt đất ổn định mới phun thuốc trừ cỏ. Sử dụng thuốc với liều lượng theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Đặc biệt lưu ý, khi hạt cà rốt đã mọc thì không được sử dụng thuốc trừ cỏ nữa.

* Nhổ, tỉa cố định cây:

– Khi cây mọc cao 4-5cm cần nhổ tỉa bỏ các cây mọc dày, không để 2 cây cùng 1 hốc, cây cách cây từ 7-8cm;

– Khi cây cao 7-10 cm, rễ đã to bằng que đan... ta tỉa định cây lần cuối.

– Khi tỉa nhổ cây kết hợp dọn, nhổ bỏ cỏ dại.

* Phòng trừ sâu, bệnh

Cây cà rốt có rất nhiều đối tượng sâu, bệnh (dịch hại) gây hại:

– Ở giai đoạn đầu, giai đoạn cây con, cần chú ý: Sâu hại rễ, bệnh lở cổ rễ và chuột hại. Ở giai đoạn phát triển thân lá: Thường xuất hiện giòi hại lá, sâu khoang, sâu đo xanh, bệnh phấn trắng, bệnh nấm hạch, bệnh sương mai… Ở giai đoạn phát triển củ cho đến trước khi thu hoạch: Cũng vẫn xuất hiện các đối tượng dịch hại như thời kỳ phát triển thân lá và bệnh thối đen, thối khô, thối nhũn. Ở giai đoạn này cần chú ý các bệnh về thối củ…

- Để phòng trừ các đối tượng dịch hại trên, nông dân nên sử dụng những loại thuốc đặc hiệu, ít độc, thân thiện với môi trường:

+ Đối với giòi hại lá nên sử dụng các loại thuốc có hoạt chất là Abamectin và Cyromazine.

+ Đối với sâu ăn lá có thể lựa chọn được rất nhiều loại thuốc có hoạt chất có tính đặc hiệu, ít độc như các dòng thuốc: Sinh học, thảo mộc, vi sinh, ức chế điều hòa sinh trưởng, dầu khoáng…

+ Đối với nấm bệnh, cần chú trọng các biện pháp canh tác như: Thời vụ, phân bón (đạm) và độ ẩm. Thuốc nên chọn thuốc có độ độc thấp, mang tính đặc hiệu như Valydamycin; Carbenzadim; Difenoconazole…


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Hướng dẫn trồng củ cải đường trong thùng xốp

Hiện nay, trên thị trường toàn củ cải Trung Quốc không đảm bảo sạch và chất lượng nên chị em đã đua nhau trồng củ cải đường trong chậu hay thùng xốp. Sau đây là hướng dẫn cụ thể để chị em trồng củ cải đường chất lượng nhất.

Kỹ thuật trồng riềng cho năng suất cao

Riềng có thể dùng trong các món ăn lẫn trong các vị thuốc.Vì vậy, việc đầu tư trồng củ riềng mang lại hiệu quả kinh tế được bà con hết sức quan tâm.

Làm giàu từ cây nghệ

Cây nghệ đem lại cho nông dân xã Quỳnh Vinh thu nhập trên 1 tỉ đồng. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Kỹ thuật trồng nghệ cho năng suất cao

Cây nghệ là loại cây lấy củ dễ trồng, cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Mời bà con tìm hiểu kỹ thuật trồng cây nghệ để đạt năng suất cao nhất.

Phòng trừ một số bệnh trên cây khoai lang

Khoai lang thường mắc một số bệnh dưới đây. Mời bà con tham khảo để biết cách phòng và trị bệnh khi trồng khoai lang.

Kỹ thuật trồng cà rốt bốn mùa

Bạn hoàn toàn có thể tự trồng trong vườn nhà để đảm bảo chất lượng. Sau đây là kỹ thuật trồng cà rốt nhé