Nhân giống dược liệu quý sâm đá bằng phương pháp nuôi cấy mô

2021-11-14 22:46:11

Quy trình nhân giống cây Sâm đá bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật đi từ giai đoạn tạo nguồn mẫu ban đầu đến giai đoạn nuôi cấy ra rễ tạo cây hoàn chỉnh. Phương pháp này cho phép sản xuất được một số lượng cây giống lớn trong thời gian ngắn, chất lượng cây đồng đều, đáp ứng nhu cầu ươm tạo giống cây Sâm đá hiện nay.

Cây và hoa sâm đá. Ảnh: NNC
Cây và hoa sâm đá. Ảnh: NNC

Sâm đá có tên khoa học Curcuma singularis Gagnep, là loại dược liệu quý, được người dân địa phương sử dụng để nâng cao sức khỏe, điều trị bệnh thấp khớp, bổ thận,… Trong củ sâm đá có nhiều dược chất có tác dụng y học như polyphenol, alkaloid có khả năng ngừa ung thư, ngừa oxy hóa, ức chế vi sinh vật.

Việc sử dụng sâm đá cho mục đích thương mại và y dược đã làm loài dược liệu này trong tự nhiên không còn nhiều và có nguy cơ tuyệt chủng. Cây sâm đá trong tự nhiên chỉ tồn tại ở một số vùng của tỉnh Gia Lai vào mùa mưa. Phương pháp nhân giống truyền thống trong tự nhiên chủ yếu bằng cách trồng củ và thân ngầm phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Ngoài ra, hiệu quả nhân giống thấp, cây giống không đồng đều, không đủ cung cấp nguồn cây giống cho vùng chuyên canh cây dược liệu.

Quy trình và phương pháp thực hiện

Bước 1 (Khử trùng mẫu cấy):

Chuẩn bị mẫu củ cây Sâm đá từ vườn ươm. Chọn những củ chắc, khỏe, không bị sâu bệnh để tạo nguồn mẫu in vitro. Mẫu củ Sâm đá sau quá trình làm sạch sơ bộ bằng xà phòng và rửa dưới vòi nước sạch, được tiến hành khử trùng bằng cồn 700 trong 30 giây, sau đó sử dụng dung dịch khử trùng HgCl2 0,1% trong 11 phút và Tween 20, rửa lại bằng nước cất vô trùng 3-5 lần, cho kết quả tỷ lệ mẫu sống đạt 86,67%.

Bước 2 (Nuôi cấy tạo nguồn mẫu ban đầu):

Nuôi cấy tái sinh chồi trực tiếp từ củ cây Sâm đá trên môi trường nuôi cấy bán rắn: môi trường khoáng cơ bản MS có bổ sung BAP 1,0 mg/L, NAA 1,5 mg/L, GA3 0,2 mg/L, đường sucrose 25 g/L, agar 8,25 g/L.

Bước 3: (Nhân nhanh cụm chồi):

Những chồi tái sinh khỏe mạnh trên môi trường tái sinh chồi được cấy chuyền sang môi trường nhân chồi để nhân số lượng chồi cây Sâm đá. Môi trường sử dụng MS bổ sung 30 g/L đường sucrose, 8,25 g/L agar, BAP 2,0 mg/L kết hợp IBA 0,2 mg/L, cho kết quả hệ số nhân đạt 8,1 lần, chiều cao chồi đạt 7,8 cm sau 8 tuần nuôi cấy.

Bước 4 (Ra rễ và tạo cây hoàn chỉnh):

Những chồi khỏe mạnh được tách ra từ cụm chồi trên môi trường nhân nhanh chồi được cấy chuyền sang môi trường cảm ứng tạo rễ: môi trường MS bổ sung 30 g/L đường sucrose, 8,25 g/L agar, nước dừa 10% (v/v), BAP 0,1 mg/L kết hợp IBA 1,0 mg/L. Kết quả tỷ lệ mẫu chồi tạo rễ đạt 100% sau 8 tuần nuôi cấy.

Sâm đá có tên khoa học Curcuma singularis Gagnep, là loại dược liệu quý
Sâm đá có tên khoa học Curcuma singularis Gagnep, là loại dược liệu quý

Ưu điểm của công nghệ, hiệu quả kinh tế

Công nghệ nhân giống in vitro giúp tạo số lượng lớn cây Sâm đá trong thời gian ngắn, chất lượng cây đồng đều, cây con khỏe mạnh, sạch bệnh. Nhờ vậy có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp, chủ động kế hoạch sản xuất, cung cấp nguồn cây giống có chất lượng tốt cho các vùng chuyên canh loại dược liệu này./.


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Hướng dẫn trồng củ cải đường trong thùng xốp

Hiện nay, trên thị trường toàn củ cải Trung Quốc không đảm bảo sạch và chất lượng nên chị em đã đua nhau trồng củ cải đường trong chậu hay thùng xốp. Sau đây là hướng dẫn cụ thể để chị em trồng củ cải đường chất lượng nhất.

Kỹ thuật trồng riềng cho năng suất cao

Riềng có thể dùng trong các món ăn lẫn trong các vị thuốc.Vì vậy, việc đầu tư trồng củ riềng mang lại hiệu quả kinh tế được bà con hết sức quan tâm.

Làm giàu từ cây nghệ

Cây nghệ đem lại cho nông dân xã Quỳnh Vinh thu nhập trên 1 tỉ đồng. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Kỹ thuật trồng nghệ cho năng suất cao

Cây nghệ là loại cây lấy củ dễ trồng, cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Mời bà con tìm hiểu kỹ thuật trồng cây nghệ để đạt năng suất cao nhất.

Phòng trừ một số bệnh trên cây khoai lang

Khoai lang thường mắc một số bệnh dưới đây. Mời bà con tham khảo để biết cách phòng và trị bệnh khi trồng khoai lang.

Kỹ thuật trồng cà rốt bốn mùa

Bạn hoàn toàn có thể tự trồng trong vườn nhà để đảm bảo chất lượng. Sau đây là kỹ thuật trồng cà rốt nhé