Quy trình trồng lúa vụ xuân

2021-11-20 20:40:21

Thời điểm này bà con đang chuẩn bị cấy lúa vụ xuân. Do vậy bà con cần chú ý nắm vững quy trình trồng và chăm sóc lúa để đạt năng suất cao nhất

Cấy lúa

I. Giống lúa và thời vụ:

1.Vụ xuân chính vụ: Gieo mạ 25/12-05/01. Tuổi mạ 5-6 lá, cấy 01-15/2. Chủ yếu là các giống lúa C70,  nếp.

2.Xuân muộn: Gieo mạ 01/2-15/2. Tuổi mạ 2,5-3 lá, cấy 15-29/02.

Vụ xuân muộn thường cấy các giống lúa thuần năng suất khá, chất lượng trung bình như: KD18, Q5, ….. và các giống lúa chất lượng cao, năng suất trung bình như: VS1, RVT, Bắc Thơm số 7. Các giống lúa lai: Syn 6; Bio 404; HKT99, .... (giống lúa lai có qui trình kỹ thuật gieo cấy riêng).

II. Gieo mạ:

1. Lọc hạt mẩy chắc: Dùng nước bùn loãng hay nước muối (2,2-2,3kg muối/10 lít nước), phao thử là quả trứng gà tươi để lọc lấy hạt mẩy chắc loại bỏ hạt lửng, hạt lép.

2.Khử trùng hạt thóc giống: Chống lây lan Bệnh từ hạt giống sang cây mạ. Có thể dùng thuốc hoá học, nước vôi trong 2-3% ngâm trong 10-12 Giờ hoặc nước nóng 3 sôi/2 lạnh (540C) ngâm trong 15 phút.

3.Ngâm ủ: Thời gian ngâm 48-72 giờ, ngày thay nước 2 lần, sau ủ ấm để bảo nhiệt độ; có thể ủ trong: Đống rơm, cỏ, thân cây ngô, lạc, ….

4. Phương pháp gieo mạ: Mạ xuân chính vụ thường gieo mạ dược, có bón phân lót cân đối. 2-3 tạ phân chuồng Hoai mục + 10-15kg supe lân + 1-2kg đạm ure + 1-2 kg Kali clorua. Mạ xuân chính vụ cần che phủ nilon trắng trên khung hình vòm cống, nhằm đảm bảo nhiệt độ cho mạ.

Mạ xuân muộn có thể gieo mạ dược hay trên nền đất cứng, trên khay nhựa tuỳ tập quán từng địa phương. Mạ xuân muộn có thể không cần phân bón lót, hoặc chủ yếu lót supe lân lâm thao từ 8-10kg/sào mạ. Mạ xuân muộn bắt buộc che phủ nilon trắng trên khung hình vòm cống ngay sau khi gieo mạ.

III.Thâm canh lúa:

1.Mật độ cấy: Với mạ dược dày xúc thường cấy mật độ 35-40 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm. Mạ ném thường cấy 25-30 bầu/m2, mỗi bầu có từ 2-3 dảnh.

2. Phân bón và kỹ thuật bón phân: Tổng lượng phân bón cho 1 sào lúa thuần ở bảng dưới

 

a. Đối với  phân đơn

Phân chuồng 300-400 kg

Vôi 15-20: kg

Đạm Ure 6-7 kg

Lân 15-20 kg          

Kaliclorua: 6-7 kg

 

b. Đối với  phân tổng hợp NPK

Phân chuồng 300- 400 kg

Vôi 15-20 kg

NPK (5-10-3): 20-25 kg

NPK (12-5-10): 13-15 kg

Kali 2-3 kg.

 

Cách bón

a. Cách bón phân đơn:

- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, lân hoặc phân vi sinh, vôi, đạm 1,5-2kg, kali 1,5-2kg (Bón vôi trước 7-10 ngày, không bón vôi cùng lúc với bất kỳ phân bón nào)

- Bón thúc lần 1 khi cây lúa bén rễ hồi xanh: Đạm 3,5-4,0kg , Kali 2kg.

- Bón thúc lần 2 (thúc đón đòng thời kỳ đứng cái): 1kg đạm, Kali. 2,5- 3kg.

b. Bón phân tổng hợp NPK

- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, vôi và NPK (5-10-3).

- Bón thúc lần 1 khi cây lúa bén rễ, hồi xanh: NPK (12.5.10) 7-10 kg

- Bón thúc lần 2 (thúc đón đòng khi cây lúa đứng cái): 5-6 kg NPK (12.5.10), kali từ 2-3 kg.

3. Chế độ nước

            Giai đoạn đẻ nhánh nên duy trì mức nước 2-3 cm. Khi cây lúa đẻ gần đủ số nhánh hữu hiệu tiến hành hãm đẻ nhánh bằng cách tháo cạn nước (đối với ruộng có thể tháo nước được), phơi ruộng rạn chân Chim khoảng 7 – 10 ngày, hoặc cho nước vào ruộng ngập 10-12cm (đối với ruộng không tháo được nước), ngâm trong khoảng 7-10 ngày. Sau đó duy trì mức nước ở ruộng từ 3-5 cm khi lúa đỏ đuôi tháo cạn nước để tiện thu hoạch.

4. Phòng trừ sâu, bệnh

   Đảm bảo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng lúc và đúng cách). Dùng bình bơm vòi có Bec (mắt mèo) tia nhỏ để phun thuốc trừ sâu. Tuyệt đối không sử dụng ống phụt!

4-1. Sâu hại:

            Sâu cuốn lá, bọ trĩ, ruồi đục lá: Dylan 10WG, Lion King 5WG, Angun 5WG…

            Sâu đục thân: Dùng thuốc Tasodant, Virtako, Apphe, Dragont, …

            Rầy nâu: Dùng thuốc Oshin 20WP; Elsin 20L; Penalty gold 40EC,…

4-2.Bệnh hại:

            Khô vằn: Dùng thuốc Cacbenzim 50WP; Valiacin 5SL, Anvil 5SC;

            Bạc lá lúa, đốm sọc vi khuẩn: Dùng thuốc: Staner 200WP, Xanthomic 20WP,…

 Đen lép hạt: Tilt Super 300EC; Đạo ôn: Filia, Fuji-one 40WP…

Ngoài ra cần quan tâm tới các đối tượng dịch hại khác như: ốc bươu vàng, bệnh nGhẹt rễ, vàng lá, Chuột hại, …

            IV.Chú ý:

            -  Bón vôi trước cấy: 7-10 ngày, không bón vôi cùng lúc với bất kỳ phân bón nào

            - Nếu nhiệt độ ban ngày>250C cần mở hai đầu luống mạ từ 10-16 giờ.

            - Trước khi cấy 2 ngày cần mở nilon cho mạ quen với thời tiết. 

            - Ruộng không chủ động nước thì không bón lót đạm. Chỉ gieo mạ và bón thúc đạm cho lúa khi nhiệt độ ngoài trời trung bình ngày>130C.

            - Cấy khi nhiệt độ trung bình ngày>150C. Phun thuốc trừ cỏ khi nhiệt độ>130C .

                                                                              Hồng Quân


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Cách trồng nấm linh chi trên thân cây gỗ

Trồng nấm linh chi: người ta trồng Linh Chi thường theo ba phương pháp chính.

Trồng rau mầm sạch không cần đất

Tận dụng đồ vật không còn sử dụng và một số hạt giống là bạn đã có đủ rau cung cấp cho gia đình mình. Kinh nghiệm trồng rau mầm không cần đất cực kỳ tiện dụng.

Tạo cây nguyên liệu bằng chiết cành.

Chiết cành là một hình thức nhân giống cây ăn quả mà cây con vẫn giữ nguyên được các đặc tính di truyền của cây mẹ.

Kỹ thuật trồng cây đậu đen vùng bán ngập

Đậu đen thuộc cây thân thảo mọc hàng năm, thường đứng, có khi leo, toàn thân không có lông, Lá kép gồm 3 lá chét, mọc so le, có lá kèm nhỏ; lá chét giữa to và dài hơn các lá chét bên. Chùm hoa dài 20-30cm; hoa màu tím nhạt. Quả đậu mọc thẳng đứng hay nghiêng, dài 7- 13cm, chứa 8-10 hạt xếp dọc trong quả, to hơn hạt Ðậu xanh, thường dài 5-6 mm. Ðậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ huyết, bổ can thận; giải phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu.

Phòng trừ bệnh sương mai hại cây

Đặc điểm thời tiết xung quanh tiết Sương Giáng, đêm và sáng se lạnh nhiệt độ 20 – 23 độ C, xuất hiện sương mù, hiện tượng sương mù tan dần khi có nắng mặt trời, biên độ nhiệt độ ngày và đêm cao, chênh lệch khoảng 10 độ C, điều kiện thời tiết trên thuận lợi cho một số nấm bệnh phát sinh gây hại cây trồng trong đó có bệnh sương mai (mốc sương) hại cây họ bầu bí.

Kỹ thuật trồng hạt giống rau xà lách xoăn cao sản

Giá: Xuất xứ:Việt Nam Khối lượng tịnh: 10g Thời vụ trồng: quanh năm Tiêu chuẩn hạt mầm: Ẩm độ: < 8% Độ sạch: > 98% Tỷ lệ nảy mầm: > 80% Đặc tính giống: kháng bệnh tốt, lá có viền xoắn răng cưa có màu vàng sáng, lá to tròn đặc biệt không bị rách khi trời mưa, độ đồng đều rất cao, cây cao trung bình 28-35cm.