Làm giàu trên quê hương mới

2021-08-16 08:02:00

Năm 1984, anh Anh Nguyễn Xuân Đoàn, sinh năm 1966, quê ở xã Quang Khải, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) rời quê hương vào thôn Đắk Bình, xã Đắk Ngọc, huyện Đắk Hà (Kon Tum) lập nghiệp. Trên quê hương mới, anh đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, vươn lên làm giàu từ mô hình kinh tế trang trại tổng hợp.

Anh Nguyễn Xuân Đoàn (đội mũ) trao đổi kỹ thuật chăm sóc cà phê. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Anh Nguyễn Xuân Đoàn (đội mũ) trao đổi kỹ thuật chăm sóc cà phê. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Anh Đoàn cho biết, ban đầu khi mới lập nghiệp trên vùng quê mới, dù gặp không ít khó khăn, song nhờ siêng năng, chịu khó làm ăn, không cam chịu đói nghèo, anh tích cực đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và đã thành công với mô hình trồng cà phê, đào ao nuôi cá và nuôi ong lấy mật.

Là cán bộ thuộc Trạm Quản lý thủy nông huyện Đắk Hà, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, anh Đoàn cùng với vợ là chị Nguyễn Thị Duyên (quê ở xã Bình Định, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) tích cực tăng gia sản xuất, từng bước khai hoang, phục hóa đất đai, không ngừng mở rộng sản xuất, kinh doanh, chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Đến nay, vợ chồng anh đã có 1,2ha cà phê với 1.500 cây đã cho thu hoạch, 500m2 ao nuôi cá, nuôi 300 thùng ong lấy mật. Nhờ học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất cà phê, nuôi cá và nuôi ong, nên vụ nào gia đình anh cũng đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm bảo đảm.

Mỗi năm, gia đình anh thu khoảng 25 - 27 tấn cà phê tươi; trên 30 tấn cá các loại; 10 tấn mật ong. Tổng nguồn thu, trừ chi phí gia đình anh Đoàn có lãi khoảng trên 800 triệu đồng mỗi năm. 

Ngoài ra, anh chị còn trồng xen canh trên 200 cây ăn quả như bơ, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, đu đủ… tăng nguồn thu hằng năm. Nhờ đó, cuộc sống gia đình ngày càng ổn định, phát triển và có của ăn của để. Anh chị có 2 đứa con thì nay đều đã có việc làm ổn định.

 Ao cá nhà anh Đoàn mỗi năm cho thu hoạch trên 30 tấn cá các loại, doanh thu 1,5 tỷ đồng
Ao cá nhà anh Đoàn mỗi năm cho thu hoạch trên 30 tấn cá các loại, doanh thu 1,5 tỷ đồng

Không chỉ năng động, dám nghĩ, dám làm trong làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, anh Đoàn còn thường xuyên thăm hỏi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, kết hợp tuyên truyền, vận động bà con xây dựng đời sống văn hóa, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn. Bản thân anh luôn gương mẫu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đi đầu trong các phong trào của địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới.

“Phải trải qua nhiều khó khăn vất vả, gia đình tôi mới có cuộc sống như ngày nay. Tôi rất hiểu giá trị của lao động, mình phải siêng năng, chịu khó, học hỏi và biết tiết kiệm làm ăn, cuộc sống sẽ ổn định hơn, đồng thời trong quá trình sản xuất phải tích lũy kinh nghiệm và áp dụng cái mới, cái hay để mang lại năng suất, chất lượng cao...”, anh Đoàn chia sẻ.

Anh Nguyễn Văn Huấn, Trạm trưởng Trạm Thủy nông huyện Đắk Hà, thuộc Ban Quản lý Khai thác và xây dựng Thủy lợi tỉnh Kon Tum nhận xét: “Anh Nguyễn Xuân Đoàn là cán bộ của Trạm luôn tích cực trong công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, là một tấm gương điển hình trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi ở huyện Đắk Hà”.


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Nghị lực của ông Lẩn

Ông Bùi Ngọc Lẩn ở thôn Tây Sơn (xã Mường So, huyện Phong Thổ, Lai Châu) luôn được nhiều người cảm phục và yêu mến, bởi ông không chỉ là một bệnh binh có nghị lực vươn lên thoát nghèo mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều bà con trong thôn.

Về Ngọc Bay gặp những nông dân triệu phú

Không nằm trong diện xã điểm nông thôn mới (NTM), tuy nhiên nhờ biết phát huy vai trò của những người nông dân sản xuất giỏi, việc xây dựng NTM ở xã Ngọc Bay, TP. Kon Tum (Kon Tum) đang có những chuyển biến tích cực.

Đảng viên trẻ dân tộc S’tiêng Điểu Khối Đệ: Phấn đấu cho mình và cho mọi người

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở xã biên giới Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, anh Điểu Khối Đệ, 30 tuổi, người S’tiêng luôn phấn đấu và trở thành cán bộ đảng viên trẻ năng nổ trong các hoạt động phong trào ở địa phương.

Phát triển cây dược liệu ở Nghệ An

Với lợi thế là tỉnh giàu tài nguyên dược liệu sẵn có; đa dạng, phong phú chủng loại dược liệu quý hiếm, Nghệ An định hướng trong tương lai sẽ phát triển thành vùng trung tâm dược liệu của cả nước. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn dược liệu, tỉnh cần đề ra những giải pháp, cơ chế quản lý, khai thác và nuôi trồng hợp lý.

Sắc Xuân trên những cánh đồng thu nhập cao

Tết Nguyên đán đang cận kề, không khí mùa Xuân ngập tràn ở khắp đường làng, ngõ xóm, len lỏi đến từng nhà. Và trên những cánh đồng trồng rau, trồng hành ở Bình Định, bà con nông dân đang nô nức xuống đồng. Nơi thì khẩn trương thu hoạch, nơi thì tích cực chăm sóc những luống rau vừa xuống giống cho kịp bán Tết.

“Nương treo” trên đỉnh Mã Pì Lèng

Ai đã từng vượt qua đỉnh Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ có chung cảm giác rờn rợn bởi độ sâu khoảng 800m của vực Tu Sản. Có người qua đây còn không dám nhìn xuống, thế nhưng, giữa lưng chừng đỉnh đèo, người dân vẫn phải từng ngày, từng giờ “bám đá” mưu sinh.