Mèo Vạc (Hà Giang): Tập trung dập dịch viêm da nổi cục cho trâu, bò

2021-08-05 18:05:00

Thời gian gần đây, tình trạng dịch viêm da nổi cục (VDNC) trên đàn gia súc tại địa bàn huyện Mèo Vạc (Hà Giang) diễn biến khá phức tạp, hiện các địa phương, cán bộ chuyên ngành đang tập trung hỗ trợ, khuyến cáo nông dân thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa dịch bệnh, giảm thiệt hại.

Nhờ có biện pháp phòng dịch an toàn nên nhiều hộ dân tránh được dịch VDNC ở trâu bò
Nhờ có biện pháp phòng dịch an toàn nên nhiều hộ dân tránh được dịch VDNC ở trâu bò

Bệnh VDNC là 1 dịch bệnh mới do virut gây ra và chưa có thuốc đặc trị bệnh, mà chỉ có thể sử dụng kháng sinh để điều trị các triệu chứng kế phát. Do đó, việc điều trị cho những con gia súc mắc bệnh là hết sức khó khăn.

Hộ gia đình anh Sùng Mí Sính, thôn Pả Vi Thượng, xã Pả Vi (Mèo Vạc) cho biết, đợt dịch này rất nguy hiểm, hầu như lợn, trâu, bò quanh vùng nhà nào cũng bị VDNC. Gia đình anh may mắn vừa bán được đàn lợn hơn 20 con và 2 con bò trước khi bị dịch. 

Hiện nay, trong chuồng nhà anh 1 con lợn đực, 8 con lợn nái và hơn 20 con lợn giống, 1 con bò. Khi nghe các khuyến cáo về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, anh và 4 hộ dân xung quanh thực hiện tiêm phòng, khử khuẩn ngay từ khi xuất hiện dịch, không cho người lạ vào chuồng nuôi, do đó tránh được dịch.

Toàn huyện Mèo Vạc có trên 36 nghìn con trâu, bò. Tính đến ngày 1/8/2021 đã có 4.942 con trâu, bò bị mắc bệnh VDNC tại 2.912 hộ; số trâu, bò đã tiêu hủy là 215 con với tổng trọng lượng 48.480 kg.

Được biết, ngay từ khi có dịch, huyện Mèo Vạc đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền vận động các hộ chăn nuôi tập trung, tiêm vắc xin phòng chống dịch bệnh cho đàn trâu, bò. Hỗ trợ 50% kinh phí mua vắc xin cho các hộ gia đình; chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập các tổ tiêm phòng, tập trung tiêm phòng cho 80% tổng đàn trâu, bò trở lên trên địa bàn huyện.

Đến nay, tổng số vắc xin đã nhận là 24.800 liều (vắc xin được hỗ trợ 3.300 liều; vắc xin do huyện đăng ký mua 21.500 liều). Tính đến hết ngày 25/7 đã cấp cho các xã, thị trấn 23.065 liều, số vắc xin đã thực hiện tiêm tiêm được 22.100 liều/18 xã, thị trấn, đạt 92,81% tổng đàn số gia súc thuộc diện phải tiêm. Cơ bản các xã, thị trấn đã tiêm phòng đạt trên 80% tổng đàn. Tổng số vắc xin đang bảo quản tại Trạm Chăn nuôi và Thú y là 1.735 liều.

Công tác tổ chức phun hóa chất diệt ruồi, muỗi, ve, mòng cũng được Mèo Vạc triển khai quyết liệt. Nhiều xã, thị trấn đã tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân đóng góp kinh phí để mua hóa chất phun đồng bộ tập trung. Tổng số hóa chất đã phân bổ cho 18 xã, thị trấn là 1.350 lít hóa chất. Diện tích đã thực hiện phun khử trùng là 643.050 m2.

Cùng với việc tiếp tục tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các ổ dịch phát sinh mới, không để lây lan rộng; hướng dẫn các chủ chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Huyện Mèo Vạc cũng thực hiện giám sát, kiểm soát chặt chẽ và xử lí nghiêm việc tập kết, buôn bán, vận chuyển trâu bò và thực phẩm từ trâu, bò nhập lậu qua biên giới.

Mặc dù các cấp ủy, chính quyền đã có nhiều nỗ lực trong việc phòng chống dịch bệnh; tuy nhiên do nhận thức của một bộ phận người chăn nuôi còn hạn chế, chưa nhận thức rõ được mức độ nguy hiểm cho dịch bệnh, còn chủ quan, lơ là; nhiều hộ lại không chấp hành, không điều trị mà chỉ tự chữa bằng thuốc nam, bôi dầu cao, bôi dầu nhớt (luyn); nhiều hộ có điều trị nhưng lại không điều trị đủ theo liệu trình quy định. 

Với điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều kết hợp với tập quán chăn nuôi của người dân như hiện nay, là điều kiện rất thuận lợi cho các vật chủ trung gian (ruồi, muỗi, ve, mòng) phát triển nhanh chóng.

Áp phích tuyên truyền về phòng chống dịch VDNC được địa phương thiết kế đơn giản, dễ hiểu giúp người dân dễ nhận biết và phòng dịch
Áp phích tuyên truyền về phòng chống dịch VDNC được địa phương thiết kế đơn giản, dễ hiểu giúp người dân dễ nhận biết và phòng dịch

Trước thực trạng trên, ngay từ khi có dịch bệnh tại một số xã trên địa bàn huyện Mèo Vạc, công tác tuyên truyền dịch bệnh được đẩy mạnh. Công tác biên dịch, biên tập nội dung để giúp nông dân nhận biết đặc điểm bệnh, các biện pháp phòng chống bằng nhiều thứ tiếng đã được phát trên loa truyền thanh của huyện và cơ sở; cùng với đó, các video clip để đăng tải trên mạng xã hội, tuyên truyền trên xe lưu động gắn với cổ động trực quan, hàng nghìn người được tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất.

Ông Vàng Mí Trạ, Phó Bí thư Đảng ủy xã Pả Vi cho biết, Pả Vi có 172 con bò mắc bệnh, trong đó, 6 con bò đã tiêu hủy, tổng trọng lượng là 1250kg, 20 con bò đã khỏi các triệu chứng. Hiện nay, Pả Vi đang đẩy mạnh tuyên truyền vận động Nhân dân tiêm phòng vắc xin đối với những con chưa bị bệnh; vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. 

Kết quả là, đã có hơn 80% số gia súc được tiêm vắc xin. Bà con Nhân dân cũng rất đề cao công tác phòng, chống dịch bệnh, những con đang bị bệnh, bà con thường lên núi hái thuốc nam, lá chè, lá ổi về đun lấy nước rửa ngoài da cho bò.

Ngoài công tác tuyên truyền, Mèo Vạc đã thực hiện ký cam kết người chăn nuôi không dấu dịch, không bán chạy, không giết mổ, không mua bán, vứt xác gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh ra ngoài môi trường. Xử lý nghiêm các vi phạm của chủ hộ, người kinh doanh gia súc không tuân thủ công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương. Kiên quyết không đưa vào danh sách đề nghị UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ đối với những hộ có gia súc mắc bệnh chết do không cho tiêm phòng vắc xin, không thực hiện điều trị theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

(Bài thuộc Chuyên đề Khuyến nông với đồng bào DTTS)


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Nghị lực của ông Lẩn

Ông Bùi Ngọc Lẩn ở thôn Tây Sơn (xã Mường So, huyện Phong Thổ, Lai Châu) luôn được nhiều người cảm phục và yêu mến, bởi ông không chỉ là một bệnh binh có nghị lực vươn lên thoát nghèo mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều bà con trong thôn.

Về Ngọc Bay gặp những nông dân triệu phú

Không nằm trong diện xã điểm nông thôn mới (NTM), tuy nhiên nhờ biết phát huy vai trò của những người nông dân sản xuất giỏi, việc xây dựng NTM ở xã Ngọc Bay, TP. Kon Tum (Kon Tum) đang có những chuyển biến tích cực.

Đảng viên trẻ dân tộc S’tiêng Điểu Khối Đệ: Phấn đấu cho mình và cho mọi người

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở xã biên giới Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, anh Điểu Khối Đệ, 30 tuổi, người S’tiêng luôn phấn đấu và trở thành cán bộ đảng viên trẻ năng nổ trong các hoạt động phong trào ở địa phương.

Phát triển cây dược liệu ở Nghệ An

Với lợi thế là tỉnh giàu tài nguyên dược liệu sẵn có; đa dạng, phong phú chủng loại dược liệu quý hiếm, Nghệ An định hướng trong tương lai sẽ phát triển thành vùng trung tâm dược liệu của cả nước. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn dược liệu, tỉnh cần đề ra những giải pháp, cơ chế quản lý, khai thác và nuôi trồng hợp lý.

Sắc Xuân trên những cánh đồng thu nhập cao

Tết Nguyên đán đang cận kề, không khí mùa Xuân ngập tràn ở khắp đường làng, ngõ xóm, len lỏi đến từng nhà. Và trên những cánh đồng trồng rau, trồng hành ở Bình Định, bà con nông dân đang nô nức xuống đồng. Nơi thì khẩn trương thu hoạch, nơi thì tích cực chăm sóc những luống rau vừa xuống giống cho kịp bán Tết.

“Nương treo” trên đỉnh Mã Pì Lèng

Ai đã từng vượt qua đỉnh Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ có chung cảm giác rờn rợn bởi độ sâu khoảng 800m của vực Tu Sản. Có người qua đây còn không dám nhìn xuống, thế nhưng, giữa lưng chừng đỉnh đèo, người dân vẫn phải từng ngày, từng giờ “bám đá” mưu sinh.