Theo chân cán bộ khuyến nông đến với đồng bào Mèo Vạc

2021-04-09 16:42:00

Mới đây, theo đoàn công tác của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đến huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang để chia sẻ một số chương trình khuyến nông cho nông dân. Chứng kiến cảnh khoảng 200 người dân có mặt từ rất sớm đợi đoàn công tác, chúng tôi cảm nhận hơn về vai trò, tầm quan trọng của công tác khuyến nông trong việc thay đổi thói quen sản xuất, phát triển kinh tế của người dân.

Cán bộ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang thăm quan mô hình chăn nuôi của gia đình anh Vừ Mí Và
Cán bộ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang thăm quan mô hình chăn nuôi của gia đình anh Vừ Mí Và

Tìm được hướng đi đúng mới thoát được nghèo

Xuất phát từ Hà Nội lúc tờ mờ sáng, vượt qua nhiều cung đèo tay áo đến được huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cũng là lúc tờ mờ tối. Cán bộ trong đoàn tranh thủ ăn uống nghỉ ngơi để ngày hôm sau bắt tay vào công việc. 

Một đêm tại Mèo Vạc thật ngắn ngủi, thoáng chốc trời đã sáng. Mèo Vạc trước mắt chúng tôi là những dãy đồi cao, lởm chởm đá tai mèo xen kẽ  là những đám cỏ cây. Buổi sáng hôm ấy, hội trường dùng chật cứng với khoảng 200 người tham dự. Lần này, cán bộ khuyến nông tổ chức phổ biến kỹ thuật chăn nuôi lợn bản địa cho đồng bào. Các doanh nghiệp, nhà khoa học trong đoàn thì chịu trách nhiệm giải đáp những băn khoăn của bà con về con giống, cách chăn nuôi,  phát triển đàn lợn giống bản địa thế nào cho  bền vững, đảm bảo đầu ra....

Người dân ai cũng phấn khởi khi được tiếp nhận, và giải đáp những kiến thức từ công tác chọn giống, quy trình chăm sóc, vệ sinh phòng dịch… cho đến việc xây dựng thương hiệu, nắm bắt thị trường trong phát triển giống lợn bản địa. Vì vậy mà dù quá trưa, bà con vẫn chăm chú lắng nghe. Bởi bà con nhận thức được rằng, trong điều kiện nguồn đất đai khan hiếm giữa vùng cao núi đá tai mèo, khí hậu khắc nghiệt, phải tìm được hướng sản xuất hiệu quả mới giúp họ thoát nghèo.

Anh Sùng Mí Sính, thôn Pả Vi Thượng, xã Pả Vi, đến tham dự buổi chia sẻ, phổ biến kỹ thuật phấn khởi cho biết, anh luôn ngóng chờ những buổi tập huấn chia sẻ về khuyến nông. Qua đó, anh đã mạnh dạn vay 60 triệu đồng để trồng cỏ nuôi bò vỗ béo. Sau gần 3 năm, anh đã trả được hết nợ và có vốn mở rộng chăn nuôi. Hiện nay, gia đình anh Sinh duy trì nuôi vỗ béo từ 4-5 con, thu nhập từ nuôi bò, sau khi trừ chi phí cũng thu được khoảng 50-80 triệu đồng/năm.

Một buổi chia sẻ về kĩ thuật chăn nuôi của cán bộ khuyến nông
Một buổi chia sẻ về kĩ thuật chăn nuôi của cán bộ khuyến nông với đồng bào vùng cao.

Tiếp tục những cuộc hành trình mới…

Trong mỗi lần đến chia sẻ, phổ biến kiến thức chăn nuôi cho đồng bào, các cán bộ khuyến nông còn dành thời gian đến thăm mô hình chăn nuôi của các gia đình đã từng được tham gia tập huấn kiến thức. Đồng thời, tiếp tục giải đáp, hỗ trợ tư vấn thêm cho người dân về cách chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh dịch bệnh…

 Dẫn cán bộ đi thăm mô hình chăn nuôi lợn sinh sản của gia đình, anh Vừ Mí Và, xã Cán Chu Phìn không giấu được sự vui mừng chia sẻ, trước kia anh chỉ nuôi một đến hai con lợn. Thu nhập thấp nên cuộc sống vô cùng khó khăn, nhiều lúc thiếu ăn. Nhờ có định hướng, tham gia mô hình chăn nuôi lợn sinh sản theo hướng an toàn sinh học có giá trị kinh tế cao, anh đã nắm lấy cơ hội này và học làm theo.

Đến nay, gia đình anh Và xuất bán được nhiều lứa lợn giống; mỗi con lợn nái bình quân 2 lứa/năm, mỗi lứa 6 - 8 con, giá mỗi con lợn giống khoảng từ 1,8 triệu đến 2 triệu đồng. Gia đình tận dụng các sản phẩm nông nghiệp như, ngô, rau rừng, cám gạo, khoai làm thức ăn cho lợn. Trừ chi phí, gia đình anh thu được khoảng 50 triệu đồng/năm.

“Trong suốt quá trình chăn nuôi, cán bộ khuyến nông địa phương rất nhiệt tình tư vấn, từ cách phòng ngừa dịch bệnh, thức ăn chăn nuôi, cách xây dựng chuồng trại, xử lí chất thải, cách giữ ấm cho vật nuôi… Nhờ đó, gia đình tôi yên tâm mở rộng mô hình và chăn nuôi rất hiệu quả”,  anh Và cho biết thêm.

Tiến sĩ Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ: Để có được những chuyến đi xuống cơ sở, là cả một quá trình dài chuẩn bị, vượt qua hành trình hàng trăm cây số, và hơn hết là cảm nhận được sự mong ngóng của bà con nông dân. Thế nên, từng thành viên trong đoàn công tác luôn cố gắng chia sẻ được nhiều kiến thức nhất, dễ hiểu nhất để bà con có thể tiếp nhận được. 

"Mỗi lần đến với bà con, được nghe bà con kể, được chứng kiến thành quả phát triển kinh tế của bà con từ áp dụng những kiến thức khoa học kỹ thuật, giúp họ có cuộc sống tốt hơn chúng tôi mừng lắm. Vì vậy, chúng tôi càng thấy rõ hơn trách nhiệm mang kiến thức làm nông nghiệp tới đồng bào ở nhiều vùng đất xa xôi trên mọi miền đất nước", Tiến sĩ Hạ Thúy Hạnh cho biết. 


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Nghị lực của ông Lẩn

Ông Bùi Ngọc Lẩn ở thôn Tây Sơn (xã Mường So, huyện Phong Thổ, Lai Châu) luôn được nhiều người cảm phục và yêu mến, bởi ông không chỉ là một bệnh binh có nghị lực vươn lên thoát nghèo mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều bà con trong thôn.

Về Ngọc Bay gặp những nông dân triệu phú

Không nằm trong diện xã điểm nông thôn mới (NTM), tuy nhiên nhờ biết phát huy vai trò của những người nông dân sản xuất giỏi, việc xây dựng NTM ở xã Ngọc Bay, TP. Kon Tum (Kon Tum) đang có những chuyển biến tích cực.

Đảng viên trẻ dân tộc S’tiêng Điểu Khối Đệ: Phấn đấu cho mình và cho mọi người

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở xã biên giới Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, anh Điểu Khối Đệ, 30 tuổi, người S’tiêng luôn phấn đấu và trở thành cán bộ đảng viên trẻ năng nổ trong các hoạt động phong trào ở địa phương.

Phát triển cây dược liệu ở Nghệ An

Với lợi thế là tỉnh giàu tài nguyên dược liệu sẵn có; đa dạng, phong phú chủng loại dược liệu quý hiếm, Nghệ An định hướng trong tương lai sẽ phát triển thành vùng trung tâm dược liệu của cả nước. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn dược liệu, tỉnh cần đề ra những giải pháp, cơ chế quản lý, khai thác và nuôi trồng hợp lý.

Sắc Xuân trên những cánh đồng thu nhập cao

Tết Nguyên đán đang cận kề, không khí mùa Xuân ngập tràn ở khắp đường làng, ngõ xóm, len lỏi đến từng nhà. Và trên những cánh đồng trồng rau, trồng hành ở Bình Định, bà con nông dân đang nô nức xuống đồng. Nơi thì khẩn trương thu hoạch, nơi thì tích cực chăm sóc những luống rau vừa xuống giống cho kịp bán Tết.

“Nương treo” trên đỉnh Mã Pì Lèng

Ai đã từng vượt qua đỉnh Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ có chung cảm giác rờn rợn bởi độ sâu khoảng 800m của vực Tu Sản. Có người qua đây còn không dám nhìn xuống, thế nhưng, giữa lưng chừng đỉnh đèo, người dân vẫn phải từng ngày, từng giờ “bám đá” mưu sinh.