Thu nhập cao nhờ trồng dâu nuôi tằm

2021-06-08 15:27:00

Trồng dâu nuôi tằm là mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành công ở các xã vùng cao biên giới huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Nhiều hộ gia đình ở các xã Cô Ba, Hồng Trị, Bảo Toàn (Bảo Lạc) đã có thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng nhờ trồng dâu nuôi tằm. Hiệu quả từ cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành công đã làm cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc địa phương đổi thay từng ngày.

Nghề trồng dâu nuôi tằm đã đem lại thu nhập cao cho người dân
Nghề trồng dâu nuôi tằm đã đem lại thu nhập cao cho người dân

Xã Cô Ba là một trong những địa phương có diện tích đất nông nghiệp hạn chế của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Địa hình chủ yếu là núi đá lại thêm đất đai không màu mỡ nên trồng ngô, lúa không mang lại hiệu quả cao, thu nhập của bà con nông dân không cao, đời sống còn nhiều khó khăn, bấp bênh.

Những năm gần đây, một số diện tích đất nông nghiệp của xã đã được chuyển đổi từ trồng hoa mầu sang trồng dâu và nuôi tằm. Đây là loại cây trồng mới ở địa phương, nên bước đầu bà con còn lúng túng về kỹ thuật... Nhờ được tập huấn kỹ thuật và tham quan những xã đã trồng dâu, nên bà con hiện đã tích lũy được kinh nghiệm để phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm.

Như tại xóm Nà Lùng, xã Cô Ba có 52 hộ, thì 39 trong số đó hiện đang theo nghề trồng dâu nuôi tằm. Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kinh tế của xóm đã có nhiều thay đổi, cuộc sống của người dân đã khấm khá hơn.

Là một trong những hộ gia đình tiên phong trong phong trào chuyển đổi giống cây trồng, từ đất lúa sang trồng dâu nuôi tằm, đến nay kinh tế gia đình ông Lần Văn Lùng đã ổn định hơn nhiều. Năm 2015, ông chuyển diện tích đất từ trồng ngô sang trồng trên 25 nghìn cây dâu tằm. Trung bình mỗi năm ông nuôi 8 lứa tằm, thu gần 1 tấn kén, với giá thị trường như hiện nay mỗi năm thu về từ 70 – 100 triệu đồng.

Trồng dâu nuôi tằm hiện là mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng được nhân rộng mạnh mẽ ở xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc. Qua nhiều năm, việc trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao kinh tế cho người dân sinh sống tại xã cùng biên này. So với ngô và lúa, trồng dâu nuôi tằm cho hiệu quả gấp 4 – 5 lần.

Người nông dân thu hoạch tơ tằm
Người nông dân thu hoạch tơ tằm

Theo ông Ma Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Cô Ba (huyện Bảo Lạc), hiện toàn xã có 87 ha trồng dâu nuôi tằm, mỗi năm cho tổng thu nhập hơn 4 tỷ đồng. Đối với mô hình trông dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao, xã Cô Ba tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn người dân mở rộng mô hình, góp phần giảm nghèo bền vững cho bà con nông dân.

Từ thành công của các mô hình trồng dâu nuôi tằm ở xã Cô Ba, năm 2019, huyện Bảo Lạc đã đầu tư gần 700 triệu đồng từ vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới triển khai mô hình này. Hiện nay, toàn huyện có trên 180ha dâu tằm, phân bố ở 5 xã.

Có thể thấy, từ một cây trồng mới, đến nay cây dâu tằm đã khẳng định được vị thế trong phát triển kinh tế của người dân huyện Bảo Lạc. Nhờ trồng dâu, đời sống của đồng bào dân tộc nơi vùng cao biên giới này đã được cải thiện và nâng cao một cách rõ rệt.

Bà Lãnh Thị Mai, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng cho biết: Trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao, trừ chi phí thu nhập trên 90 triệu đồng. Trên cơ sở đó, UBND huyện đã chỉ đạo mở rộng diện tích, hiện nay toàn huyện có 185 ha, thu nhập hàng năm trên 20 tỉ đồng góp phần tăng giá trị từ sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong giai đoạn 2020 – 2025, huyện mở rộng thêm 100 ha để tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Từ cây trồng manh mún, đến nay cây dâu đã trở thành cây chủ lực của bà con nông dân với diện tích ngày càng được mở rộng. Huyện Bảo Lạc cũng đang kêu gọi các hợp tác xã đầu tư, bao tiêu sản phẩm kén tằm nhằm ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm này cho người dân.


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Nghị lực của ông Lẩn

Ông Bùi Ngọc Lẩn ở thôn Tây Sơn (xã Mường So, huyện Phong Thổ, Lai Châu) luôn được nhiều người cảm phục và yêu mến, bởi ông không chỉ là một bệnh binh có nghị lực vươn lên thoát nghèo mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều bà con trong thôn.

Về Ngọc Bay gặp những nông dân triệu phú

Không nằm trong diện xã điểm nông thôn mới (NTM), tuy nhiên nhờ biết phát huy vai trò của những người nông dân sản xuất giỏi, việc xây dựng NTM ở xã Ngọc Bay, TP. Kon Tum (Kon Tum) đang có những chuyển biến tích cực.

Đảng viên trẻ dân tộc S’tiêng Điểu Khối Đệ: Phấn đấu cho mình và cho mọi người

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở xã biên giới Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, anh Điểu Khối Đệ, 30 tuổi, người S’tiêng luôn phấn đấu và trở thành cán bộ đảng viên trẻ năng nổ trong các hoạt động phong trào ở địa phương.

Phát triển cây dược liệu ở Nghệ An

Với lợi thế là tỉnh giàu tài nguyên dược liệu sẵn có; đa dạng, phong phú chủng loại dược liệu quý hiếm, Nghệ An định hướng trong tương lai sẽ phát triển thành vùng trung tâm dược liệu của cả nước. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn dược liệu, tỉnh cần đề ra những giải pháp, cơ chế quản lý, khai thác và nuôi trồng hợp lý.

Sắc Xuân trên những cánh đồng thu nhập cao

Tết Nguyên đán đang cận kề, không khí mùa Xuân ngập tràn ở khắp đường làng, ngõ xóm, len lỏi đến từng nhà. Và trên những cánh đồng trồng rau, trồng hành ở Bình Định, bà con nông dân đang nô nức xuống đồng. Nơi thì khẩn trương thu hoạch, nơi thì tích cực chăm sóc những luống rau vừa xuống giống cho kịp bán Tết.

“Nương treo” trên đỉnh Mã Pì Lèng

Ai đã từng vượt qua đỉnh Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ có chung cảm giác rờn rợn bởi độ sâu khoảng 800m của vực Tu Sản. Có người qua đây còn không dám nhìn xuống, thế nhưng, giữa lưng chừng đỉnh đèo, người dân vẫn phải từng ngày, từng giờ “bám đá” mưu sinh.