Trở thành tỷ phú từ hai con vịt trời

2021-08-12 19:50:00

Câu chuyện của anh nông dân nghèo Tô Quang Dần bên hồ Cây Đa, thôn Đoàn Tùng, xã Đông Phú, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trở thành tỷ phú là một nguồn động lực, cảm hứng khởi nghiệp, làm giàu cho người dân miền núi.

Vợ chồng anh Dần đang chăm sóc đàn vịt trời
Vợ chồng anh Dần đang chăm sóc đàn vịt trời

Từ đôi vịt trời cho

Năm 1992, anh Tô Quang Dần khi ấy mới 18 tuổi, xin tình nguyện nhập ngũ. Sau gần 2 năm trong quân đội, trở lại địa phương, anh cùng gia đình trồng vải thiều và nuôi cá. Mặc dù chịu khó làm ăn, nhưng thu nhập của gia đình chẳng đáng là bao, gia đình anh lúc nào cũng thuộc diện hộ nghèo nhất xóm.

Thế rồi, một ngày mùa Đông năm 2010, trên chiếc thuyền nan quen thuộc, anh khua mái chèo đi đánh cá. Nhưng hôm đó anh lại không đánh được con cá nào mà lại bắt được một đôi vịt trời. 

Vừa chán nản vừa tò mò anh mang đôi vịt trở về nhà, nhưng không làm thịt mà dành thời gian để quan sát, theo dõi chúng.  Ban đầu, anh thấy đôi vịt sợ sệt, đập cánh bay rầm rập thế nhưng vài ngày sau, thì chúng quen dần. Mỗi khi thấy anh đưa thóc, cá, tôm vào máng, đôi vịt ríu rít đến gần. 

Sau 2 tháng nuôi nhốt, anh mở lưới cho vịt ra ngoài, dọn sẵn một bãi đậu nho nhỏ ven hồ và đặt máng thức ăn. Lần đầu thả vịt về thiên nhiên, anh cũng sợ chúng sẽ bay mất. Cả ngày hôm ấy, anh không rời mắt khỏi cái chuồng nhỏ, không biết nó có quay lại hay không. 

Thế rồi anh vô cùng sung sướng khi buổi chiều hôm đó, đôi vịt của anh đã quay lại với chủ nhân của mình. Như vậy là anh đã thuần hóa thành công đôi vịt trời này.

Sau gần 7 tháng chăm sóc chu đáo, đôi vịt trời đã đẻ quả trứng đầu tiên. Cầm quả trứng nhỏ bé, anh nâng niu ngắm nghía nó như một báu vật mà anh vất vả lắm mới có được. Đợi vài ngày sau, khi có một ổ trứng kha khá, anh đưa cho gà ấp. Quãng thời gian chờ đợi kết quả ấp trứng tưởng như dài vô tận. 

Đến ngày nhìn thấy những chú vịt non ngơ ngác chui ra khỏi vỏ trứng, anh Dần mới hiểu rằng “ông trời” đã cho mình một cơ may. Không để tuột mất cơ hội này, thời gian sau, anh dành hết tâm sức nuôi dưỡng đàn vịt, chăm chú ghi chép, tích lũy kinh nghiệm, anh quên hết những công việc khác.

Qua thăm dò thị trường, anh Dần quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi. Khi số lượng trứng tăng lên, đàn gà mái của gia đình không thể ấp kịp, anh đã đưa trứng vịt trời đến những lò ấp công nghệ hiện đại. Khi đàn vịt dần phát triển, năm 2012, anh đã quyết định đầu tư hơn 80 triệu đồng xây 2 dãy chuồng nuôi vịt ven hồ, xung quanh quây lưới mắt cáo, nền chuồng láng xi măng, có nơi cho vịt tắm. 

Để có số tiền này anh đã không ngần ngại đi vay, thậm chí là vay lãi ngày để đầu tư. Ban đầu vợ anh và những người hàng xóm khuyên anh nên dừng lại không nên mạo hiểm nhưng anh vẫn quyết tâm làm cho bằng được.

Việc mở rộng mô hình trồng bơ giúp anh Dần tăng thêm thu nhập
Việc mở rộng mô hình trồng bơ giúp anh Dần tăng thêm thu nhập

Trở thành tỷ phú

Như vậy từ 2 con vịt trời mà anh Dần vô tình bắt được trên hồ Cây Đa, anh đã biết nắm bắt cơ hội “thuần hóa” rồi nhân rộng đàn vịt lên tới hơn 3.000 con. Thu nhập từ đôi vịt trời trong gần 10 năm đã biến anh từ một người nông dân nghèo, chưa đọc thông viết thạo trở thành một tỷ phú nơi miền sơn cước.

Tâm sự với phóng viên, anh Dần cho biết, từ nguồn vốn cũng như kinh nghiệm ban đầu, anh đã dần mở rộng sản xuất trồng trọt chăn nuôi sang các loại cây trồng vật nuôi khác. Năm 2017, anh đầu tư sang trồng bơ, trồng bạch đàn, đầu năm 2020 anh tiếp tục mở rộng mô hình nuôi dê với hàng trăm con giống. Thu nhập của gia đình mỗi năm lên tới hơn 1 tỷ đồng. Với số tiền thu được, anh Dần đã xây dựng được nhà mới khang trang, sắm được ô tô để đi lại.

Bản thân anh Tô Quang Dần đã nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của tỉnh, của huyện. Đặc biệt, năm 2015, anh là đại diện duy nhất của tỉnh Bắc Giang nhận danh hiệu Nông dân xuất sắc do Hội Nông dân Việt Nam trao tặng. Anh cũng vinh dự được tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX, vinh dự được gặp Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội…

Có thể nói câu chuyện của anh Tô Quang Dần là minh chứng rõ nét cho thấy tinh thần khởi nghiệp vùng DTTS và miền núi. Xuất phát điểm rất thấp, tuổi đời không còn trẻ, nhưng với khát khao làm giàu cùng sự lựa chọn khôn ngoan, người nông dân nghèo đã trở thành tỷ phủ xuất sắc bậc nhất của toàn quốc. Câu chuyện của anh chính là nguồn động lực thôi thúc người dân ở mọi miền tổ quốc, nhất là vùng DTTS và miền núi sẵn sàng khởi nghiệp./.


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Nghị lực của ông Lẩn

Ông Bùi Ngọc Lẩn ở thôn Tây Sơn (xã Mường So, huyện Phong Thổ, Lai Châu) luôn được nhiều người cảm phục và yêu mến, bởi ông không chỉ là một bệnh binh có nghị lực vươn lên thoát nghèo mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều bà con trong thôn.

Về Ngọc Bay gặp những nông dân triệu phú

Không nằm trong diện xã điểm nông thôn mới (NTM), tuy nhiên nhờ biết phát huy vai trò của những người nông dân sản xuất giỏi, việc xây dựng NTM ở xã Ngọc Bay, TP. Kon Tum (Kon Tum) đang có những chuyển biến tích cực.

Đảng viên trẻ dân tộc S’tiêng Điểu Khối Đệ: Phấn đấu cho mình và cho mọi người

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở xã biên giới Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, anh Điểu Khối Đệ, 30 tuổi, người S’tiêng luôn phấn đấu và trở thành cán bộ đảng viên trẻ năng nổ trong các hoạt động phong trào ở địa phương.

Phát triển cây dược liệu ở Nghệ An

Với lợi thế là tỉnh giàu tài nguyên dược liệu sẵn có; đa dạng, phong phú chủng loại dược liệu quý hiếm, Nghệ An định hướng trong tương lai sẽ phát triển thành vùng trung tâm dược liệu của cả nước. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn dược liệu, tỉnh cần đề ra những giải pháp, cơ chế quản lý, khai thác và nuôi trồng hợp lý.

Sắc Xuân trên những cánh đồng thu nhập cao

Tết Nguyên đán đang cận kề, không khí mùa Xuân ngập tràn ở khắp đường làng, ngõ xóm, len lỏi đến từng nhà. Và trên những cánh đồng trồng rau, trồng hành ở Bình Định, bà con nông dân đang nô nức xuống đồng. Nơi thì khẩn trương thu hoạch, nơi thì tích cực chăm sóc những luống rau vừa xuống giống cho kịp bán Tết.

“Nương treo” trên đỉnh Mã Pì Lèng

Ai đã từng vượt qua đỉnh Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chắc hẳn sẽ có chung cảm giác rờn rợn bởi độ sâu khoảng 800m của vực Tu Sản. Có người qua đây còn không dám nhìn xuống, thế nhưng, giữa lưng chừng đỉnh đèo, người dân vẫn phải từng ngày, từng giờ “bám đá” mưu sinh.