Bệnh viêm tuyến vú và viêm vú ở thỏ mẹ sau khi sinh, thỏ bị viêm da rụng lông

2022-03-28 15:13:39

Thỏ mẹ sau khi sinh 5 – 10 ngày xuất hiện các khối u nhỏ dọc theo tuyến vú, vùng da bê ngoài có màu đen là bệnh viêm vú ở dạng apxe trong các tuyến sữa (một dạng của bệnh tụ cầu trùng, gây viêm cục bộ và hình thành khối u dưới da). Bệnh ở dạng này không gây sưng đỏ tuyến vú và đầu vú thường thấy, nhưng có khả năng lây lan nhanh trong cùng môi trường chăn nuôi, đặt biệt là ở vết thương, sây xát ngoài da, các đầu núm vú ở thỏ mẹ đang sinh sản.
 
Điều trị bằng Ampixyclin hoặc Penicylin. Tuy nhiên, phải điều trị đúng liệu trình (5 – 7 ngày) và đúng liều lượng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cần thiết tăng sức đề kháng cho thỏ trong giai đoạn này bằng cách bổ sung vitamin C, ADE và cho thỏ ăn thức ăn ngon, chất lượng.
 
Thỏ bị viêm da, rụng lông thành từng mãng (giống như xà mâu) là bị nhiểm nấm. Nguyên nhân chủ yếu do chuồng nuôi chật chội, đièu kiện vệ sinh kém.
 
Khi điều trị bằng Ivermectin phải theo quy trình điều trị: 7 ngày tiêm lặp lại (theo hướng dẫn trên nhãn thuốc) cho đến khi thỏ khỏi bệnh hoàn toàn. Đồng thời phải vệ sinh, sát trùng toàn bộ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.
 
Chú ý tăng cường sức đề kháng cho thỏ trong giai đoạn này để cho thỏ không bị nhiễm các bệnh thứ phát.
Bất cứ loại thuốc nào nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài đều có những tác hại nhất định như: hiện tượng lờn thuốc, gây rối loạn tiêu hóa đường ruột. Các loại thuốc gốc Sulfa còn được khuyến cáo không được sử dụng trong các sản phẩm trước khi xuất thịt 2 – 4 tuần.
 
Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh tụ huyết trùng trên thỏ. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là tăng cường vệ sinh trong chăn nuôi, sức khỏe của vật nuôi. Thuốc điều trị là Streptomycin và Karamycin.
 

Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Điều trị bệnh đường hô hấp trên thỏ

Tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh về đường hô hấp ở thỏ

Một số điểm cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ

Chăn nuôi thỏ có nhiều lợi thế do chi phí đầu tư thấp, tận dụng được các phế phụ phẩm nông nghiệp, lao động nhàn rỗi, lao động phụ. Thỏ thuộc loại đẻ khỏe, phát triển nhanh. Một thỏ mẹ nặng 4 - 5kg trong một năm có thể sản xuất ra 90 - 140 kg thịt, hiệu suất cao hơn nhiều so với các loài gia súc khác.

Bệnh viêm tuyên vú và nấm da trên thỏ

Bệnh viêm tuyến vú và viêm vú, viêm da rụng lông, nấm da là bệnh thường gặp ở thỏ mẹ sau khi sinh

Kinh nghiệm nuôi thỏ ít bị dịch bệnh và mau lớn

Phương pháp chăm sóc và ngăn ngừa dịch bệnh ở thỏ sau cai sữa

Tiêu chí chọn thỏ cái và đực giống

Giới thiệu một số tiêu chí cơ bản để chọn giống thỏ chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao.

Cách xử lý thức ăn cho thỏ

Trình bày một số phương pháp an toàn, hiệu quả trong xử lí thức ăn cho thỏ