Kĩ thuật phối giống cho thỏ

2022-03-28 15:13:44

Hướng dẫn cách phối giống thỏ đơn giản không cần quan sát chu kì động dục

Thỏ bắt đầu có khả năng phối giống lúc 4-5 tháng tuổi. Thỏ đực thành thục về tính dục muộn hơn thỏ cái 1 tháng. Tuy nhiên tuổi phối giống lần đầu còn phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng và trạng thái sức khoẻ, thể lực của nó. Thỏ chỉ phối giống được khi nó động dục thực sự.
 
- Phát hiện động dục: Chu kỳ động dục của thỏ cái là 14- 16 ngày. Sau khi đẻ, thỏ động dục ngay vào ngay thứ 2-3. Biểu hiện động dục của thỏ là niêm mạc âm hộ sưng tây, có màu đỏ tươi là thời điểm phối giống tốt. Nếu đã đổi sang màu đỏ thâm đến tím bầm thì đã quá thời gian động dục.
 
Cho thỏ phối giống: Nếu thỏ đẻ lứa trước ít con hoặc đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt thì có thể cho phối giống ngay sau khi đẻ 1-3 ngày. Bình thường cho phối giống vào chu kỳ động dục kế tiếp, sau khi đẻ 10-14 ngày. Cần kiểm tra động dục hàng ngày để phối giống kịp thời, đúng thời điểm động dục.
 
Mỗi con đực chỉ nên cho phối giống hai lần trong ngày với một con cái: vào mùa nóng, nên cho phối kép hai lần cách nhau 5-10 phút vào buổi sáng sớm; vào mùa mát thì nên phối lặp lại hai lần cách nhau 6-8 giờ vào buổi sáng và chiều tối.
 
Khi phối giống cần bắt thỏ cái đến lồng thỏ đực. Nếu thỏ động dục thực sự thì nó đứng yên cho thỏ đực đến gần và nâng mông, đuôi lên cho thỏ đực nhảy phối. Khi phối giống được, con trực trượt xuống bên sườn và có tiếng kêu. Sau 1-2 phút, mới đưa thỏ cái về chuồng.
 
2. Hướng dẫn phối giống thỏ theo chu kì lên giống:
 
Yêu cầu: nắm vững khám thai, đợt phối đầu tiên có thể thả nọc đại theo con nước hoặc nhờ người có kinh nghiệm chỉ.
 
Giả dụ có 3 thỏ cái A,B,C, đã cho giao phối ngày 1/1, đến ngày 16/1 (thai 15 ngày) khám thai.
- Ví dụ trong 3 thỏ chỉ C có chữa, A,B không đậu.
- Ngày 17/1, cho phối lại A,B ( tỉ lệ chịu nọc lúc này hầu như 90% do đúng chu kì lên giống 14-16 ngày của thỏ)
- Khoảng 1/2, C sinh. Cùng ngày, khám thai cho A và B (thai 15 ngày).
- Ví dụ B thai, A không thai tiếp: Ngày 2/2 cho phối lại A (đúng chi kì lên giống 16 ngày).
Lúc này, không nên phối C luôn (sau sinh 1 ngày nhưng tỉ lệ đậu thai của C lúc này chỉ đạt khoảng 30% )
- Ngày 17/2. Khám thai cho A (thai 15 ngày), ví dụ A tiếp tục không đậu thai.
- Ngày 18/2. phối lại cho A và C (đúng chu kì lên giống 15 ngày)
Ví dụ C không chịu đực.
Vẫn như cũ, ngày 3/3 cho B sanh, khám thai cho A (thai 15 ngày)
- Ngày 4/3 cho C phối lại.
 
 

Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Điều trị bệnh đường hô hấp trên thỏ

Tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh về đường hô hấp ở thỏ

Một số điểm cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ

Chăn nuôi thỏ có nhiều lợi thế do chi phí đầu tư thấp, tận dụng được các phế phụ phẩm nông nghiệp, lao động nhàn rỗi, lao động phụ. Thỏ thuộc loại đẻ khỏe, phát triển nhanh. Một thỏ mẹ nặng 4 - 5kg trong một năm có thể sản xuất ra 90 - 140 kg thịt, hiệu suất cao hơn nhiều so với các loài gia súc khác.

Bệnh viêm tuyên vú và nấm da trên thỏ

Bệnh viêm tuyến vú và viêm vú, viêm da rụng lông, nấm da là bệnh thường gặp ở thỏ mẹ sau khi sinh

Kinh nghiệm nuôi thỏ ít bị dịch bệnh và mau lớn

Phương pháp chăm sóc và ngăn ngừa dịch bệnh ở thỏ sau cai sữa

Tiêu chí chọn thỏ cái và đực giống

Giới thiệu một số tiêu chí cơ bản để chọn giống thỏ chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao.

Cách xử lý thức ăn cho thỏ

Trình bày một số phương pháp an toàn, hiệu quả trong xử lí thức ăn cho thỏ