Nuôi cách ly và phương pháp tuyển lựa thỏ làm giống

2022-03-28 15:13:39

Nuôi cách ly thời gian đầu: Khi mua thỏ, dù quan sát bên ngoài thấy chúng khoẻ mạnh, ta cũng nên hỏi kỹ xem chúng đã được chủng ngừa các bệnh như cầu trùng, ghẻ … hay chưa. Nếu chưa được chủng ngừa thì khi mua về phải gấp rút chủng ngừa các bệnh này cho chúng.
 
Mà dù cho ta biết thỏ đã được chủng ngừa đầy đủ đi nữa, thời gian vài tuần đầu khi mới mua về ta nên nuôi cách ly chúng với các chuồng thỏ cũ để hàng ngày tiện theo dõi sức khoẻ của từng con xem có biểu hiện gì xấu không. Chỉ khi thực sự yên tâm sau một thời gian nuôi cách ly, chúng ta mới an tâm cho chúng nhập đàn.
 
Phương pháp tuyển lựa thỏ con làm giống: Nuôi được thỏ cha mẹ giống tốt là điều mừng, nhưng điều đó không có nghĩa là các lứa con cái của chúng sinh sản sau này đều tốt như cha mẹ chúng cả. Nếu ai đặt kỳ vọng vào điều này e rằng không đúng.
 
Thực tế cho thấy, trong một lứa thỏ năm – sáu con con, thế nào cũng có một số ít con không đạt chuẩn để nuôi giống. Thế nào cũng có con đẹt, hoặc bị tật bẩm sinh, hay vóc dáng không đạt chuẩn. Điều này chúng ta có thể khó thấy rõ được khi chúng còn non, mới một vài tuần tuổi. Do đó, cần phải lựa ra thành nhiều đợt, tuỳ vào kinh nghiệm của mỗi người. Thông thường, chúng ta nên chọn lựa vào những thời điểm sau đây:
 
Khi thỏ con vừa lẻ mẹ: Đây là giai đoạn thỏ con đã biết ăn, tự nuôi sống được. Thỏ con lúc này vóc dáng tuy nhỏ, nhưng cũng đã lanh lợi ra dáng một con thỏ ở tuổi trưởng thành rồi. Hãy lựa ra nuôi riêng (hoặc làm dấu sẵn) những con “mau ăn chóng lớn”, mạnh khoẻ nhất trong bầy, và tất nhiên không vướng bệnh tật mới được chọn.
 
Tuyển lựa đợt hai: khi thỏ con được ba tháng tuổi. Thỏ ở lứa tuổi này đã thực sự trưởng thành, chỉ cần quan sát sơ qua ta cũng có thể đánh giá được phần ngoại hình tốt xấu ra sao của từng con một. Tuyển lựa đợt này là nhắm vào nết ăn uống của nó xem phàm ăn hay kém ăn. Kế đó, cần chú ý đến bộ phận sinh dục và bộ vú xem có đạt chuẩn hay không. Những thỏ đực cái dù ngoại hình đẹp nhưng không đạt chuẩn để giống trong đợt tuyển chọn lần hai này dứt khoát bị loại thải ra để nuôi thịt.
 
Đợt tuyển lựa sau cùng: Là khi thỏ được một hai năm tuổi. Ít ra cũng đã để được vài ba lứa con. Với thỏ đực nếu hăng hái trong việc phối giống, lại có tỷ lệ thỏ cái thụ thai cao thì nên giữ lại làm giống. Còn thỏ cái sau ba bốn lứa để mà đặt năng suất sinh sản cao như mắn đẻ, đẻ sai, nuôi con giỏi, lại phàm ăn thì nên giữ lại nuôi tiếp … Tất nhiên, những thỏ sinh sản không ra gì thì dứt khoát dạt ra, tiếp tục nuôi thêm sẽ bất lợi.
Trong việc tuyển lựa thỏ giống, ta không nên dễ dãi mà phải khắt khe với chính mình. Vì càng tuyển chọn kỹ ta sẽ có một đàn thỏ giống tốt, xứng hợp với danh nghĩa trại thỏ công nghiệp có tiếng tăm.
 
Tóm lại, trong chăn nuôi và kinh doanh thỏ, bước khởi đầu mà có sự lựa chọn con giống kỹ càng sẽ cho ta
nhiều lợi thế. Sau này, nhờ đàn thỏ có tính năng sinh sản cao nên lợi nhuận sẽ càng cao. Đây chính là chìa khoá thành công trong nghề nuôi thỏ giống.

Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Điều trị bệnh đường hô hấp trên thỏ

Tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh về đường hô hấp ở thỏ

Một số điểm cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ

Chăn nuôi thỏ có nhiều lợi thế do chi phí đầu tư thấp, tận dụng được các phế phụ phẩm nông nghiệp, lao động nhàn rỗi, lao động phụ. Thỏ thuộc loại đẻ khỏe, phát triển nhanh. Một thỏ mẹ nặng 4 - 5kg trong một năm có thể sản xuất ra 90 - 140 kg thịt, hiệu suất cao hơn nhiều so với các loài gia súc khác.

Bệnh viêm tuyên vú và nấm da trên thỏ

Bệnh viêm tuyến vú và viêm vú, viêm da rụng lông, nấm da là bệnh thường gặp ở thỏ mẹ sau khi sinh

Kinh nghiệm nuôi thỏ ít bị dịch bệnh và mau lớn

Phương pháp chăm sóc và ngăn ngừa dịch bệnh ở thỏ sau cai sữa

Tiêu chí chọn thỏ cái và đực giống

Giới thiệu một số tiêu chí cơ bản để chọn giống thỏ chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao.

Cách xử lý thức ăn cho thỏ

Trình bày một số phương pháp an toàn, hiệu quả trong xử lí thức ăn cho thỏ