Nuôi thỏ con và những điều bạn cần biết

2022-03-28 15:13:40

Với chăn nuôi thỏ, việc chăm sóc thỏ trưởng thành là điều vô cùng dễ dàng và không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp. Tuy nhiên, cách nuôi thỏ con lại hoàn toàn khác, đòi hỏi bạn cần phải trang bị một số kiến thức nhất định trong việc chăn nuôi. Dưới đây là một vài điểm quan trọng nhất trong số đó.

1. Thỏ mẹ có thể nuôi được bao nhiêu con một lứa?
 
Với lưu ý đầu tiên trong cách nuôi thỏ con, bạn cần tìm hiểu số lượng thỏ phù hợp trong một lứa. Thông thường, thỏ mẹ có thể đẻ từ 3-10 con, ít hay nhiều tùy vào giống cũng như độ tuổi của thỏ. Thực tế, có những thỏ mẹ nuôi con rất khéo, nhưng cũng có rất nhiều con nuôi con vụng, chỉ nuôi ba bốn con con mà lớn không đều. Vì vậy, tốt nhất bạn chỉ nên để thỏ mẹ nuôi tối đa là 5-6 con. Nếu bầy nào quá đông, bạn hoàn toàn có thể nhờ những ổ ít con hơn nuôi giúp.
 
2. Cách dồn con khi thỏ đẻ quá nhiều
 
Như đã nói ở trên, cách nuôi thỏ con vô cùng quan trọng và bạn nên san bớt thỏ con qua những ổ ít con hơn nhờ nuôi hộ. Tuy nhiên, việc dồn con cũng đòi hỏi bạn cần phải có kỹ thuật nhất định, nếu không thỏ mẹ sẽ phát hiện ra con lạ và dẫn đến cắn chết cả bầy.
 
Đầu tiên, bạn nên chọn hai bầy thỏ con có cùng kích cỡ. Khi thực hiện, bạn nên rửa tay sạch tránh để lại mùi hôi trên thỏ cũng như nên làm vào ban đêm để thỏ mẹ không thể phát hiện. Để đảm bảo an toàn, bạn nên chú ý động thái của thỏ mẹ và có biện pháp xử lý kịp thời.
 
3. Các giai đoạn phát triển của thỏ con
 
Để thực hiện cách nuôi thỏ con đúng quy trình, bạn cần biết về các giai đoạn phát triển của thỏ.
 
Khi mới sinh ra, thỏ con khá bé, chưa có lông, chưa mở mắt và rất yếu. Lúc này, thỏ chỉ có thể sống được nhờ nguồn sữa mẹ. Vì vậy, nếu không may thỏ mẹ chết, bạn chỉ có thể gửi nuôi hoặc xác định bầy thỏ này không thể tồn tại.
 
Đến khoảng 10-12 ngày sau đó, thỏ sẽ mở mắt, lông phát triển nhanh và có thể di chuyển trong phạm vi chuồng. Sau đó, khi được khoảng 3 tuần tuổi, thỏ đã có thể tập ăn, đi lại nhanh nhẹn.
 
4. Giai đoạn nên cai sữa cho thỏ
 
Cách nuôi thỏ con hiệu quả đòi hỏi bạn biết thời điểm phù hợp để cai sữa cho thỏ. Thông thường, nếu thỏ mẹ để mỗi tháng một lứa, bạn nên cai sữa cho thỏ con khi được khoảng 25 ngày tuổi.
 
Nếu thỏ mẹ đẻ 2 tháng một lứa, bạn hãy cho thỏ con bú mẹ đến khoảng 40-45 ngày tuổi rồi mới bắt đầu cai sữa. Thực tế, việc bú mẹ càng lâu càng giúp thỏ nhanh lớn hơn, sức đề kháng tốt hơn và tránh được nhiều bệnh tật, nhất là các bệnh đường ruột.
 
5. Thực hiện cai sữa cho thỏ con
 
Cách nuôi thỏ con tiếp theo mà bạn cần quan tâm đó là việc cai sữa cho thỏ. Bạn không nên thực hiện nhanh, dứt khoát mà hãy thực hiện từ từ.
 
Trong những ngày đầu, bạn hãy nuôi thỏ con cách ly với mẹ, chỉ cho bú ngày 3 lần. Ngày tiếp theo giảm xuống còn 2 lần và sau đó là 1 lần. Khoảng 4-5 ngày sau đó là thot có thể cai sữa hoàn toàn và ăn uống bình thường như thỏ trưởng thành.
 
Trong giai đoạn mới cai sữa, thỏ có thể dễ mắc phải một số bệnh tiêu hóa do sức đề kháng kém. Vì vậy thời gian này bạn chỉ cho chúng ăn rau cỏ khô, sau vài tuần có thể cho thỏ ăn thức ăn đa dạng. Để tránh thỏ bị lạnh, bạn cũng nên sưởi ấm cho chúng bằng bóng điện tròn, nhất là lúc nửa đêm về sáng.
 
Với một vài lưu ý trong cách nuôi thỏ con trên, chắc chắn bạn sẽ có được đàn thỏ trưởng thành như ý. Để đảm bảo sức khỏe cho thỏ, bạn không nên thay đổi thức ăn đối với thỏ đột ngột cũng như chú ý đến hệ thống chuồng trại để đảm bảo luôn sạch sẽ.
 
 

Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Điều trị bệnh đường hô hấp trên thỏ

Tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh về đường hô hấp ở thỏ

Một số điểm cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ

Chăn nuôi thỏ có nhiều lợi thế do chi phí đầu tư thấp, tận dụng được các phế phụ phẩm nông nghiệp, lao động nhàn rỗi, lao động phụ. Thỏ thuộc loại đẻ khỏe, phát triển nhanh. Một thỏ mẹ nặng 4 - 5kg trong một năm có thể sản xuất ra 90 - 140 kg thịt, hiệu suất cao hơn nhiều so với các loài gia súc khác.

Bệnh viêm tuyên vú và nấm da trên thỏ

Bệnh viêm tuyến vú và viêm vú, viêm da rụng lông, nấm da là bệnh thường gặp ở thỏ mẹ sau khi sinh

Kinh nghiệm nuôi thỏ ít bị dịch bệnh và mau lớn

Phương pháp chăm sóc và ngăn ngừa dịch bệnh ở thỏ sau cai sữa

Tiêu chí chọn thỏ cái và đực giống

Giới thiệu một số tiêu chí cơ bản để chọn giống thỏ chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao.

Cách xử lý thức ăn cho thỏ

Trình bày một số phương pháp an toàn, hiệu quả trong xử lí thức ăn cho thỏ