71 Vị thuốc cúm

66 tin

Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae)

Bạch truật được xem là một vị thuốc bổ bồi dưỡng và được dùng chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức phận gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, ỉa chảy phân sống, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, có thai đau bụng, sốt ra mồ hôi. Cũng dùng làm thuốc lợi tiểu, trị ho, trị đái tháo đường.

BÁN HẠ CHẾ (Rhizoma Pinelliae praeparata)

Bán hạ bắc hay bán hạ Trung Quốc (Tên khoa học: Pinellia ternata) là loài thực vật bản địa của Trung Quốc, nay mọc ở nhiều nơi, kể cả Bắc Mỹ. Lá cây có 3 thùy, xẻ sâu, hoa có kiểu hình đặc trưng của họ Ráy.

BẢN LAM CĂN (Radix Isatisis)

Tên cây thuốc: Bản lam căn, Tên khoa học: Isatis indigotica Fort.; I. tinctoria L. Họ: Brassicaceae

BƯỞI (Folium et Exocarpium Citri grandis)

Theo Đông Y, Bưởi Vỏ quả dùng trị đờm kết đọng ở cổ họng và cuống phổi, đau bụng do lách to; còn dùng trị đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho nhiều, hen, đau thoát vị. Lá dùng chữa sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi, kém ăn; còn dùng chữa viêm vú, viêm amygdal...

CAM THẢO (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae)

Theo Y học cổ truyền, Cam thảo có vị ngọt, tính bình. Sinh thảo có tác dụng giải độc, tả hoả. Sinh thảo được dùng chữa cảm, ho, mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau dạ dày, ỉa chảy, ngộ độc.

CÁT CĂN (Radix Puerariae thomsonii)

Theo Đông Y, Cát căn có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, giải khát, sinh tân dịch. Được dùng chữa cảm mạo phát nóng không ra mồ hôi, miệng khô, họng khát hoặc là cảm sốt đau các cơ bắp, còn dùng trị đi lỵ ra máu, ban sởi mới phát, mụn nhọt.

CÁT CÁNH (Radix Platycodi grandiflori)

Theo Đông Y Cát cánh Vị hơi ngọt, sau đắng, tính bình, có tác dụng thông khí ở phổi, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài. Người ta đã chứng minh được rằng các saponin của Cát cánh có tác dụng tiêu đờm, phá huyết làm tan máu.

CHỈ XÁC (Fructus Aurantii)

Tên cây thuốc: Cam chua, Cam ngọt Tên khoa học: Citrus aurantium L.; C. sinensis (L.) Osbeck Họ: Rutaceae

DIẾP CÁ (Herba Houttuyniae cordatae)

Diếp cá có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sát trùng. Diếp cá được dùng trị bệnh trĩ, mụn nhọt, trẻ con lên sởi, viêm phổi hoặc phổi có mủ, đau mắt đỏ hoạc đau mắt do trực khuẩn mủ xanh, viêm ruột, bí tiểu tiện, kinh nguyệt không đều.

ĐẠI HOÀNG (Rhizoma Rhei)

Tên cây thuốc: Đại hoàng chân vịt, Đại hoàng Tên khoa học: Rheum palmatum L., R. officinale Baill., R. tanguticum Maxim. Ex Balf. Họ: Polygonaceae

ĐẠI TÁO (Fructus Ziziphi jujubae)

Tên cây thuốc: Đại táo, Tên khoa học: Ziziphus jujuba Mill var. inermis (Bge.) Rehd. Họ: Rhamnaceae. Đại táo sớm đã ghi trong sách Bản kinh, dùng làm thuốc. Cho đến nay, ta vẫn phải nhập của Trung quốc.

ĐẠI THANH DIỆP (Folium Clerodendri cyrtophylli)

Bọ mẩy còn gọi là đại thanh, đắng cay, bọ nẹt, đắng cảy, đắng đốm (Tên khoa học: Clerodendrum cyrtophyllum) là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Turcz. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1863.

ĐẠM ĐẬU XỊ (Semen Vignae praeparata)

Tên cây thuốc: Đậu đen, Tên khoa học: Vigna cylindrica Skeels; V. unguiculata subsp. cylindrica (L.) Verdc. Họ: Fabaceae

ĐẠM TRÚC DIỆP (Herba Lophatheri)

Tên cây thuốc: Đạm trúc diệp, Tên khoa học: Lophatherum gracile Brongn. Họ: Poaceae. Cỏ lá tre có vị ngọt, nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ phiền, lợi tiểu.

ĐAN BÌ (Cortex Paeoniae suffruticosae)

Tên cây thuốc: Mẫu đơn, Tên khoa học: Paeonia suffruticosa Andrews Họ: Paeoniaceae. Theo Đông Y Mẫu đơn, Vị đắng, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết tán ứ, tán độc phá ban.

ĐAN SÂM (Radix Salviae miltiorrhizae)

Vị thuốc Đan sâm từ rễ phơi hoặc sấy khô của cây Đan sâm (Salvia mitiorrhiza Bunge), họ Bạc hà (Lamiaceae), còn có tên gọi khác là Xích sâm, Huyết sâm, Hồng căn.Đan sâm được dùng rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

ĐẢNG SÂM (Radix Codonopsis pilosulae)

Tên cây thuốc: Đảng sâm, Tên khoa học: Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf Họ: Campanulaceae. Theo Y học cổ truyền: Đảng sâm có tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân, dưỡng huyết. Chủ trị chứng trung khí bất túc, phế khí hư nhược, khí tân lưỡng hư, huyết hư hoặc khí huyết lưỡng hư.

ĐỘC HOẠT (Radix Angelicae pubescentis)

Tên cây thuốc: Độc hoạt, Tên khoa học: Angelica pubescens Maxim. Họ: Apiaceae

ĐƯƠNG QUY (Radix Angelicae)

Tên cây thuốc: Đương quy, Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv.) Diels. Họ: Apiaceae. Đương quy có tác dụng bổ huyết hoạt huyết, nhuận táo hoạt trường, điều huyết thông kinh. Chủ trị chứng tâm can huyết hư, kinh nguyệt không đều, đau kinh, tắt kinh, các bệnh thai tiền sản hậu, tổn thương do té ngã, đau tê chân tay

HẠNH NHÂN (Semen Armeniacae amarum)

Tên cây thuốc: Mơ, Tên khoa học: Prunus armeniaca L. Họ: Rosaceae. Theo Đông Y Hạt có vị đắng, tính ôn, có ít độc; có tác dụng giáng khí, chỉ khái, bình suyễn, nhuận trường, thông tiện.

HOẮC HƯƠNG (Herba Pogostemi)

Tên cây thuốc: Hoắc hương, Tên khoa học: Pogostemon cablin (Blaco) Benth Họ: Lamiaceae. Theo Đông Y Hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp tiêu hóa tốt, hành khí, giảm đau.

HOÀI SƠN (Tuber Dioscoreae persimilis)

Tên cây thuốc: Củ mài, Tên khoa học: Dioscoreae persimilis Prain et Burkill Họ: Dioscoreaceae. Công dụng Bổ, hạ nhiệt. Chữa ăn kém tiêu, gầy yếu, viêm ruột mạn, ỉa chảy và lỵ mạn tính, mồ hôi trộm, di tinh, khi hư, đái đường, đau lưng, đi tiêu luôn, hoa mắt, chóng mặt, hư lao.

HOÀNG CẦM (Radix Scutellariae)

Tên cây thuốc: Hoàng cầm bắc, Tên khoa học: Scutellaria baicalensis Georgi. Họ: Lamiaceae. Theo Đông y, hoàng cầm có vị đắng, tính hàn, quy vào 6 kinh: phế, tâm, can, đởm, đại tràng, tiểu tràng với công năng thanh thấp nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, giải độc, an thai.

HOÀNG KỲ CHÍCH (Radix Astragali membranacei praeparata)

Tên cây thuốc: Hoàng kỳ, Tên khoa học: Astragalus membranaceus (Fisch.) Bge. Họ: Fabaceae. Theo Đông Y Hoàng kỳ có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng giải độc, lợi tiểu tiện, tiêu thũng, bổ khí, liễm hầu. Thường Dùng sống chữa bệnh đái đường, đái đục, buốt, lở loét, phù thũng, phong thấp, trúng phong, bán thân bất toại.

HOÀNG LIÊN (Rhizoma Coptidis)

Tên cây thuốc: Hoàng liên trung quốc, Hoàng liên chân gà, Hoàng liên, Tên khoa học: Coptis chinensis Franch; C. quinquesecta Wang; C. teeta Wall. Họ: Ranunculaceae

HƯƠNG NHU (Herba Ocimi)

Tên cây thuốc: Hương nhu tía, Hương nhu trắng, Tên khoa học: Ocimum tenuiflorum L., O. gratissimum L. Họ: Lamiaceae

HUYỀN SÂM (Radix Scrophulariae)

Tên cây thuốc: Huyền sâm, Tên khoa học: Scrophularia ningpoensis Hemsl. Họ: Scrophulariaceae. Theo Đông Y Huyền sâm có vị ngọt đắng, hơi mặn, tính mát; có tác dụng tư âm, giáng hoả, sinh tân dịch, chống khô khát, lương huyết, giải độc, nhuận táo, hoạt trường.

KHƯƠNG HOẠT (Rhizoma et Radix Notopterygii)

Tên cây thuốc: Khương hoạt, Tên khoa học: Notopterygium incisum Ting ex H. T. Chang; Notopterygium forbesii Boiss. Họ: Apiaceae

KIM NGÂN HOA (Flos Lonicerae)

Tên cây thuốc: Kim ngân, Kim ngân núi, Kim ngân vòi nhám, Kim ngân lông. Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb., L. confusa DC., L. dasystyla Rehder, L. cambodiana Pierre ex Danguy Họ: Caprifoliaceae

KINH GIỚI TUỆ (Herba Elsholtziae ciliatae)

Tên cây thuốc: Kinh giới Tên khoa học: Elsholtzia ciliata (Thunb) Hyland. Họ: Lamiaceae. Thường dùng trị, Cảm cúm mùa hè, say nóng, sốt không đổ mồ hôi, nhức đầu, Viêm dạ dày ruột cấp, hơi thở nặng, Bại liệt, phong thấp, đau xương, đau mình, Giảm niệu.