Cây thuốc thường gặp

19 tin

Ngải bún, Bồng nga truật (Boesenbergia pandurata Roxb. Schlecht)

Bồng nga truật, cam địa la, lưỡi cọp, ngải bún hay củ ngải (tên khoa học: Boesenbergia rotunda) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp Curcuma rotunda. Năm 1958, Rudolf Mansfeld chuyển nó sang chi Boesenbergia.

7 vị thuốc đông y nên có sẵn trong tủ thuốc các gia đình

Trong mỗi tủ thuốc gia đình ngoài các loại thuốc tây thông dụng thì bạn nên có 7 vị thuốc đông y bào chế sẵn có thể giúp ứng phó với các bệnh thường gặp như cảm mạo, viêm họng, nhức đầu...

Xương sáo, cây thạch đen, lương phấn thảo (Mesona chinensis)

Cây xương sáo hay tên thường dùng cây thạch đen thường dùng làm thuốc chữa cảm mạo, viêm khớp cấp, viêm thận, huyết áp cao, đái tháo đường.

Thị, thị muộn (Diospyros decandra Lour)

Thị trong nhân dân, thường dùng lá thị phơi khô cho hút để gây đánh trung tiện, lá tươi giã đắp vào mụn nhọt cho chóng tan.

Thạch lựu, bạch lựu, tháp lựu, lựu chùa Tháp (Punica granatum L)

Công dụng tác dụng của Lựu là Vỏ quả được dùng để trị tiêu chảy và lỵ ra huyết, băng huyết bạch đới, thoát giang, đau bụng giun. Vỏ thân và vỏ rễ dùng trị giun, đặc biệt đối với sán dây ở người và cả sán dây ở chó. Thịt quả để trợ tim giúp tiêu hóa. Dịch quả tươi, làm mát hạ nhiệt. Hạt giúp tiêu hóa, hoa dùng để chữa viêm tai đề phòng chảy mủ.

Sắn dây, cát căn, cam cát căn, phấn cát, củ sắn dây (Pueraria thomsoni Benth. (Pueraria triloba Mak., Dolichos spicatus Grah.))

Công dụng và tác dụng của Săn Dây Theo tài liệu cổ, cát căn vị ngọt, cay, tính bình. Hoa sắn dây vị ngọt, tính bình. Vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân chỉ khát. Hoa sắn dây giải độc. Dùng chữa biểu chứng miệng khát, đầu nhức, tiết tả, lỵ ra máu, đậu chẩn sơ khởi.

Riềng, cao lương khương, tiểu lương khương, phong khương, galanga (Alpinia officinarum Hance)

Cây thuốc Riêng được dùng cả trong Đông và Tây y làm thuốc kích thích tiêu hoá, ăn ngon cơm, chữa đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày, sốt rét, sốt nóng, đi lỏng, trúng hàn, nôn mửa.

Rau sam, mã xỉ hiện, pourpier (Portulaca oleracea L, Herba Portulacae)

Công dụng và tác dụng của Rau sam được dùng trong nhân dân nhiều vùng ở nước ta và nhiều nước khác làm rau ăn. Nhân dân châu Âu ăn rau này thay xà lách, ăn sống hoặc nấu chín.

Rau khúc, khúc nếp, rau khúc Ấn Độ, thử cúc thảo (Gnaphalium indicum L)

Rau khúc Ngoài công dụng làm bánh khúc để ăn, nhân dân còn dùng lá khúc để chữa ho, viêm phế quản.

Phật thủ, phật thủ phiến, phật thủ cam (Citrus medica L.var. sarcodactylis Sw. (Citrus medica L. var. digitata Riss.))

Phật thủ theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam tác dụng của nó là lý khí, cầm nôn mửa, mạnh tỳ, hóa đờm, giúp tiêu hóa, chữa ho. Dùng trong những trường hợp bụng đầy, đau, biếng ăn, nôn mửa, ho

Cây Ổi, ủi, phan thạch lựu, guajava (Psidium guajava, Psidium pomiferum L, Psidium sidium Pyriferum L)

Những công dụng và cách dùng phổ biến với cây ổi là Lá non và búp ổi non là một vị thuốc chữa đau bụng đi ngoài kinh nghiệm lâu đời trong nhân dân. Thường dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha.

Nhọ nồi, cây cỏ mực, hạn liên thảo (Eclipta alba Hassk. (Eclipta erecta Lamk.))

Nhân dân vẫn dùng cây nhọ nồi giã vắt nước uống để cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho, hen, ho lao, viêm cổ họng.

Nghệ, uất kim, khương hoàng (Curcuma longa, Curcuma domestica)

Vị thuốc uất kim, khương hoàng dùng trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở, phụ nữ sau đẻ máu xấu không sạch, kết hòn cục, hoặc ứ huyết, sang chấn, té ngã, vết thương lâu liền miệng

Nấm hương, bioc hom, lét lang (Lentinus edodes (Berk.) Sing., Agaricus rhinozerotis Berk)

Cho đến nay, nấm hương chỉ mới được dùng như một loại thực phẩm cao cấp có giá trị cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Một số vùng, người ta đốt nấm hương tồn tính uống chữa lỵ.

Mướp tây còn gọi là đậu bắp, bông vàng, bắp chà, thảo cà phê (Hibiscus esculentus L. (Albelmoschus esculenlus Wight et Am.))

Theo Đông Y Toàn cây có mùi thơm của Ðinh hương Quả hạt, lá đều có tác dụng làm dịu, làm nhầy, lợi tiểu. Hạt có tác dụng kích thích, trợ tim và chống co thắt; nước hãm hạt rang lên có tác dụng làm ra mồ hôi.

Mùi tàu, rau mùi cần, ngò tây, ngò tàu, mùi tàu, mùi gai, ngò gai (Eryngium foetidum L)

Chủ yếu mới thấy nhân dân dùng lá tươi làm gia vị ăn sống hoặc nấu chín. Một số người nấu chung với bồ kết để gội đầu. Một số người khác dùng làm thuốc chữa đầy hơi, ăn uống kém tiêu, cảm mạo, sốt.

Bồ công anh Việt Nam, bồ công anh, rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời, rau mũi cày (Lactuca indica L)

Công dụng của Bồ công anh Việt Nam là một vị thuốc kinh nghiệm trong nhân dân để chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ, hay bị mụn nhọt, đinh râu.

Cây dạ cẩm, cây loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạm khẩu cắm (Hedyotis capitellata , Oldenlandia capitellata (G. Don) Kuntze)

Cây dạ cẩm, còn được gọi là cây loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạm khẩu cắm... Cây có tên khoa học là Hedyotis capitellata , Tên khác: Oldenlandia capitellata (G. Don) Kuntze. Cây dạ cẩm dùng làm thuốc có thể thu hái quanh năm, thường hái lá và ngọn non hoặc dùng toàn cây bỏ rễ (rễ ít tác dụng hơn). Khi hái về phơi hay sấy khô dùng dần hoặc nấu cao.