Cách phòng trị bệnh tiêu chảy ở dê

2022-03-28 15:09:23

Bệnh chỉ xảy ra ở dê con. Các loại vi khuẩn có khả năng gây nên tiêu chảy thường là: E.coli, Clostridium perfringens và Salmonella.

Một số loài virut như rota và corona cũng tham gia gây bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh này trong đàn thường tăng cao khi nuôi dê con thâm canh trong điều kiện chật chội và vệ sinh kém, hoặc nuôi dê quảng canh trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh và ẩm thấp; Sử dụng thức ăn thay thế sữa kém chất lượng, thay đổi chế độ ăn và loại thức ăn đột ngột, thiếu sữa đầu.
 
1. Triệu chứng:
 
– Ở thể nhẹ: Dê có thể trạng bình thường, tiêu chảy ngắn, phân thay đổi từ nhão đến loãng.
 
– Ở thể nặng: Cơ thể bị mất nước, dê con buồn rầu, mồm khô, mất phản xạ bú mẹ, dê yếu không đứng dậy được; đầu, tai, mũi bị lạnh; đuôi mắt nhợt nhạt, thân nhiệt hạ, bỏ ăn, bụng nhão, nhu động đường ruột tăng rất mạnh. Phân thay đổi từ sền sệt chuyển sang trắng có bọt xanh, vàng hôi thối.
 
2. Cách điều trị:
 
Đưa dê con vào nơi ấm, khô ráo. Điều trị bệnh này cần kết hợp với việc bổ sung lượng nước đã bị mất, cân bằng các chất điện giải trong cơ thể và dùng kháng sinh tiêu diệt mầm bệnh.
 
Có thể sử dụng một trong các dung dịch chống mất nước và chất điện giải theo công thức sau đây:
 
– Công thức 1:
 
+ 10 g muối tinh
 
+ 50 gmuối Biccarbonat natri
 
+ 120 ml mật ong
 
Hòa các thành phần trên với 4,5l nước để cho dê uống với liều lượng 10% khối lượng cơ thể, chia làm 2 – 4 lần/ngày, trong 2 ngày liền; Từ ngày thứ 3 giảm dần dung dịch đó và tăng dần lượng sữa mẹ đến khi khỏi hoàn toàn. Nếu sau 2 ngày mà dê không khỏi tiêu chảy thì nên kết hợp dùng kháng sinh.
 
– Công thức 2:
 
+ 10 g muối tinh
 
+ 10 g muối Biccarbonat natri
 
Hòa các thành phần trên với 2,5l nước và cho uống như ở công thức 1.
 
Có thể sử dụng nước sắc các loại lá, quả có chất chát như: thân lá sim, mua, búp ổi, hồng xiêm, cỏ sữa … để thay thế nước pha ở trên.
 
Trường hợp bị bệnh nặng thì cần dùng kháng sinh để điều trị (ví dụ: hỗn hợp Trimethoprim – Sulfonamide, Tetracyclin, Neomycin, Sulfaguanidin …)
 
3. Phòng bệnh:
 
Cách ly ngay những con dê bị mắc bệnh. Vệ sinh chuồng dê sạch sẽ, khô ráo trước khi đẻ. Dê con sơ sinh cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Dê con cần được lót ổ bằng cỏ khô và tập cho ăn thức ăn tinh từ tuần thứ 2. Chống nhiễm bẩn vào thức ăn, nước uống.
 
 

Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Kỹ thuật chọn dê giống

Để chăn nuôi dê hiệu quả, chọn dê giống là một kĩ thuật vô cùng quan trọng

Thói quen ăn uống và thức ăn của dê

Thức ăn của dê chủ yếu là lá các loại cây gỗ, cây bụi và cỏ hầu đáp ứng các nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể.

Chăm sóc dê con trước cai sữa

Những lưu ý khi chăm sóc dê con trước khi cai sữa

Tuyển chọn dê đực giống

Khi nuôi dê cần chọn dê đực giống phải khỏe mạnh, khung xương phát triển tốt, cấu trúc cân xứng, biểu hiện đặc tính giống rõ rệt và có cơ quan sinh dục phát triển, đều, săn, khỏe mạnh, bìu dái nổi rõ.

Nuôi dưỡng và chăm sóc dê sơ sinh đến khi cai sữa

Khi nuôi dê cần biết, thông thường sau khi sinh dê mẹ sẽ liếm dê con giúp làm ấm dê con, khích thích sự hô hấp và sự tuần hoàn máu ra ngoài da.

Khẩu phần ăn cho dê

Phương pháp phối trội thức ăn để có tỷ lệ khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng cho dê.