Kỹ thuật úm gà con và chăm sóc gà con giai đoạn từ 1 – 28 ngày tuổi

2022-04-03 14:00:38

Úm gà con là một trong những khâu rất quan trọng và cần thiết trong quá trình chăn nuôi gà, nó quyết định đến năng suất, chất lượng đàn gà sau này. Nếu để gà con mới nở trong những tuần đầu thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần, tỷ lệ chết cao.

Chuẩn bị tấm quây hoặc lồng úm gà con:
- Rửa sạch nền chuồng, sát trùng bằng formol 2% hoặc Crezin, Hanlamid. Dùng cót cao 45cm làm tấm quây với đường kính vòng quây khoảng 2 - 4m tuỳ theo số lượng gà định úm: Nền chuồng có lớp độn chuồng bằng trấu dày 10-15cm. Trong chuồng có máng ăn, máng uống nước và đèn sưởi.
Mật độ chuồng nuôi: Sau khi gà con nở được 18 - 24 giờ (đủ thời gian để gà con khô lông), chọn những gà con đạt tiêu chuẩn như: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bông tơi xốp, không bị dị tật.
Mật độ chuồng nuôi thích hợp theo tuần tuổi như sau:
 Tuần tuổi
Mật độ trung bình (con/m2)
Mật độ tối thiểu
Mật độ tối đa
1
30 - 35
30 - 45
2
20 - 25
25 – 30
3
15 – 20
20 – 25
4
12 - 15
15 - 20
Tuỳ theo mùa vụ và hiện trạng đàn gà mà điều chỉnh nhiệt sưởi cho thích hợp, gà từ 22 – 28 ngày tuổi nhiệt độ điều chỉnh theo độ mọc lông. Nếu gà tụm lại xung quanh nguồn nhiệt, kêu chiếp chiếp không ăn là thiếu nhiệt. Gà tản xa nguồn nhiệt, há miệng thở là thừa nhiệt. Gà đi lại nhanh nhẹn ăn uống bình thường là nhiệt thích hợp. Nếu gà tụm lại một góc thì phải quan sát có gió lùa hay không. (nên sử dụng bóng đèn hồng ngoại ngoài việc sưởi ấm còn có tác dụng phòng bệnh cho gà).
Nhiệt độ sưởi thích hợp cho gà:
Ngày tuổi
Quây úm
Chuồng sưởi ấm nhiệt độ chuồng (0C)
Nhiệt độ nguồn sưởi (0C)
Nhiệt độ trong quây (0C)
1 – 3
38
28 – 29
31 – 33
4 – 7
35
28
31 – 32
8 – 14
32
28
29 – 31
15 – 21
29
28
28 – 29
22 - 28
29
25 - 28
23 - 28
Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng rất quan trọng đối với gà con. Nếu sử dụng được nguồn chiếu sáng sẽ có tác dụng làm tăng đòi hỏi về thức ăn, kích thích cơ thể phát triển mà không làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Người ta thường dùng bóng đèn treo ở dọc chuồng cách nền chuồng 2,5m với cường độ chiếu sáng (w/m2 chuồng) như sau:
Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng chiếu cho gà:
Ngày tuổi
Thời gian chiếu sáng hàng ngày (giờ)
Cường độ chiếu sáng (W/m2)
1 – 2
22
5
3 – 4
20
5
5 – 7
17
5
8 – 10
14
3
11 – 13
11
3
14 - 28
8
2
Chăm sóc gà con:
Khi gà mới nhập về (1 ngày tuổi) bổ sung nước uống, đường Gluco, Permasol 500, Vitamin C như sau:
50g đường Gluco, 1g Permasol, 1g VitaminC hòa với 1 lít nước cho gà uống để tăng sức đề kháng, nếu sức đề kháng kém khả năng chống chịu bệnh tật kém, sau 2 giờ thu máng uống, rửa sạch
Sau 2 – 3 giờ đổ thức ăn cho gà con chú ý nên chọn loại cám được chế biến với khả năng tiêu hóa thức ăn của gà con lúc này, không nên đổ thức ăn dày quá bởi vì gà con vừa ăn vừa bới.
7 ngày tuổi nhỏ chủng đậu và nhỏ Lasota cho gà.
14 ngày tuổi chộn kháng sinh Neomycin 1g/1kg thức ăn.
21 ngày tuổi hết sức chú ý các yếu tố như: Nhiệt độ, môi trường, thức ăn ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gà, chất lượng đàn gà, mọi vận dụng như máng ăn, máng uống phải giữ gìn vệ sinh, rửa sạch khi cho thức ăn mới, lượng thức ăn vừa đủ, tránh để thức ăn lâu ôi thiu kém chất lượng.
24 ngày tuổi nhỏ Lasota lần 2 để đàn gà phát triển mạnh.
Chú ý:   1 ngày cho ăn từ 3 – 4 lần.
             Thức ăn đảo đều.
              Độ dày thức ăn vào máng 0,5 – 1 cm.
Nguồn: NN&PTNT Vĩnh Phúc.

Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Phòng trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà do vi khuẩn gây nên, có thể điều trị bằng kháng sinh. Gà các giống, các lứa tuổi đều bị mắc bệnh. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt nặng vào mùa mưa rét hoặc nóng ẩm đầu năm và thường xuyên tái phát khi sức khỏe gà giảm sút do thay đổi thời tiết hoặc chăm sóc, nuôi dưỡng kém.

Phòng trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm ở gà, bệnh kén ruột thừa do một loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng) gây ra.

Chăn nuôi gà giò trong thời tiết nóng nực

Nhiệt độ cơ thể gà thường ở mức 41 độ C. Nhiệt độ cao giúp gà bù tổn thất nhiệt, nước, đây cũng là cơ chế giúp gà điều phối nhiệt, lưu thông máu trong cơ thể đến các bộ phận như cánh, cổ, chân. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ bên ngoài tăng cao sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gà. Vì vậy, khi nuôi gà trong mùa nóng, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chế biến thức ăn cho gà từ bèo

Giờ đây, gia cầm được chăn nuôi chủ yếu bằng thức ăn công nghiệp, nhưng thức ăn xanh vẫn là một thành phần ăn không thể thiếu.

Ảnh hưởng của nguyên liệu làm đệm lót đến năng suất và môi trường nuôi gà

Nuôi gia cầm trên đệm lót sinh học đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng để tăng năng suất trứng và thịt, đặc biệt góp phần bảo vệ môi trường.

Một số điều cần lưu ý khi chăn nuôi gà đẻ và gà con

Hướng dẫn kĩ thuật chăn nuôi gà đẻ và gà con