Bệnh loét da quăn tai ở bò

2022-03-28 14:49:52

Bệnh loét da quăn tai do virus Coryza gangreanosa gây nên. Bệnh chỉ thấy ở miền Trung Việt Nam, trên đàn bò thả ở tán rừng. Bệnh phát ra lẻ tẻ, hầu hết là ở bê 1- 2 năm tuổi

1. Triệu chứng:

   Chảy nước mắt, nước mũi lúc đầu trong sau đặc có mủ, miệng bị viêm, sốt, con vật gầy sút, khó thở, mắt đục thành cùi nhãn, da dày lên, tai bị quăn rồi bệnh tích trên da tróc đi, các hạch bạch huyết dưới da sưng to. Trong vài trường hợp, con vật bị táo bón sau đó tiêu chảy, phân có máu. Trước khi chết bao giờ con vật cũng bị liệt.

2. Bệnh tích:

   Thực quản, dạ dày bị viêm và loét; thận, gan, các hạch bạch huyết và lách bị sưng.

3. Phòng bệnh:

   Chưa có vaccin phòng bệnh hiệu quả. Do đó, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

4. Điều trị:

   Không có thuốc đặc trị. Có thể sử dụng kháng sinh để khống chế vi khuẩn kế phát. Nếu không có triệu chứng thần kinh thì điều trị có nhiều kết quả.

 - Rửa miệng, mũi bằng thuốc tím 0.1%,

 - Nhỏ mắt bằng sunfat kẽm 1o/oo

 - Chống bội nhiễm bằng terramycin: 50mg cho 1kg thể trọng, cho uống

 - Cho uống vitamin A 100.000đv/ngày trong nhiều ngày.

Nguồn: Khuyến Nông Tp Hồ Chí Minh

 


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Cách phòng và trị bệnh viêm vú trên bò sữa

Bệnh viêm vú trên bò sữa là một trong những bệnh thường gặp trong chăn nuôi bò sữa, hầu hết các vùng chăn nuôi bò sữa đều gặp phải, bệnh thường gây hại trên bò trong giai đoạn khai thác sữa, làm giảm năng suất, sức sinh sản thậm chí gây chết bò nếu không điều trị kịp thời. Dưới đây xin hướng dẫn bà con chăn nuôi cách nhận biết và phòng trị bệnh viêm vú trên bò sữa.

Hướng lai tạo các giống bò chuyên thịt ở Việt Nam

Bò lai Zebu có nhiều đặc tính quý, đã khắc phục được các nhược điểm của bò Vàng.

Quản lý chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa theo VIETGAHP

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của người dân cần những sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, sản phẩm sạch. Trong đó, sữa bò sạch và an toàn phải đảm bảo không có dư lượng thuốc kháng sinh; không mang các mầm bệnh truyền nhiễm như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… Muốn vậy, người chăn nuôi bò sữa cần phải thực hiện quy trình chăn nuôi theo VIETGAHP.

Thức ăn cho bê giai đoạn sau cai sữa (6 - 21 tháng tuổi)

Thời kỳ này bê chuyển từ thức ăn là sữa mẹ sang thức ăn thô xanh và một phần thức ăn tinh. Giai đoạn này nếu nuôi dưỡng không tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sau này của bê. Nên phân đàn bê thành nhóm có tuổi, thể trọng tương đồng để dễ chăm sóc và quản lý.