Bổ sung Urê vào khẩu phần thức ăn nuôi bò sữa

2022-03-28 14:49:53

Bò sữa là động vật nhai lại có dạ dày chia làm 4 ngăn, trong đó dạ cỏ có dung tích rất lớn. Trong dạ cỏ có hệ vi sinh vật dạ cỏ có thể sử dụng urê và các chất chứa nitơ khác thành NH3 và có khả năng biến đổi chất xơ, chất bột đường của thức ăn thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể sử dụng. Chúng sử dụng các sản phẩm thủy phân này để sinh trưởng và phát triển thành số lượng lớn, sau đó theo thức ăn xuống dạ múi khế, ở đây chúng bị tiêu hóa và trở thành nguồn đạm có giá trị cho vật chủ.

Để bổ sung urê cho bò sữa đạt hiệu quả, cần chú ý một số tiêu chí sau:

- Chỉ sử dụng urê khi khẩu phần:
   + Đủ cỏ tốt, đủ thức ăn tinh nhưng prôtein khẩu phần < 12% theo chất khô.
   + Đủ cỏ tốt, thiếu thức ăn tinh và prôtein khẩu phần < 10% theo chất khô.
   + Thiếu cỏ, thiếu thức ăn tinh, khẩu phần nghèo năng lượng và prôtein khẩu phần < 9% theo chất khô.
- Lượng urê tối đa trong thức ăn, khẩu phần:
   + Trộn vào thức ăn tinh không quá 1%.
   + Trộn vào cỏ ủ không quá 0,5%
   + Không vượt quá 0,5% tổng chất khô khẩu phần.
   + Không vượt quá 75 gam/con/ngày đối với bò vắt sữa.
- Đối với những con bò trước đó chưa sử dụng urê thì cần có thời gian tập làm quen bằng cách hàng ngày cho ăn lượng nhỏ và thời gian làm quen kéo dài từ 5 - 10 ngày.
- Trộn thật đều và tránh urê vón cục, cho ăn làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít.
- Khi bổ sung urê vào khẩu phần có thể bò sữa không thích ăn, vì vậy cần trộn urê với thức ăn nhiều chất bột đường như cám hoặc rỉ mật để giúp cho hệ vi sinh vật dạ cỏ có đủ năng lượng để sử dụng NH3 phân giải ra từ urê và tổng hợp nên prôtein, nếu không gia súc nhai lại sẽ bị ngộ độc và chết. Tuyệt đối không hòa urê vào nước cho bò uống.
- Ngộ độc urê xảy ra do ăn một lúc quá nhiều urê, lượng NH3  thủy phân từ urê khẩu phần vượt quá nhu cầu sử dụng của vi sinh vật dạ cỏ, NH3 vào máu đến gan, gan không đủ khả năng biến đổi làm cho lượng NH3 cao trong máu gây độc.

Nguồn: TTKN.


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Cách phòng và trị bệnh viêm vú trên bò sữa

Bệnh viêm vú trên bò sữa là một trong những bệnh thường gặp trong chăn nuôi bò sữa, hầu hết các vùng chăn nuôi bò sữa đều gặp phải, bệnh thường gây hại trên bò trong giai đoạn khai thác sữa, làm giảm năng suất, sức sinh sản thậm chí gây chết bò nếu không điều trị kịp thời. Dưới đây xin hướng dẫn bà con chăn nuôi cách nhận biết và phòng trị bệnh viêm vú trên bò sữa.

Hướng lai tạo các giống bò chuyên thịt ở Việt Nam

Bò lai Zebu có nhiều đặc tính quý, đã khắc phục được các nhược điểm của bò Vàng.

Quản lý chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa theo VIETGAHP

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của người dân cần những sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, sản phẩm sạch. Trong đó, sữa bò sạch và an toàn phải đảm bảo không có dư lượng thuốc kháng sinh; không mang các mầm bệnh truyền nhiễm như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… Muốn vậy, người chăn nuôi bò sữa cần phải thực hiện quy trình chăn nuôi theo VIETGAHP.

Thức ăn cho bê giai đoạn sau cai sữa (6 - 21 tháng tuổi)

Thời kỳ này bê chuyển từ thức ăn là sữa mẹ sang thức ăn thô xanh và một phần thức ăn tinh. Giai đoạn này nếu nuôi dưỡng không tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sau này của bê. Nên phân đàn bê thành nhóm có tuổi, thể trọng tương đồng để dễ chăm sóc và quản lý.

Bệnh loét da quăn tai ở bò

Bệnh loét da quăn tai do virus Coryza gangreanosa gây nên. Bệnh chỉ thấy ở miền Trung Việt Nam, trên đàn bò thả ở tán rừng. Bệnh phát ra lẻ tẻ, hầu hết là ở bê 1- 2 năm tuổi