Bệnh thương hàn của bê non

2022-03-28 14:49:37

Thương hàn là bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá do vi khuẩn Salmonella gây ra . Bệnh thường xảy ra vào những tháng mưa nhiều, thường từ tháng 6- 10 hàng năm.

1. Triệu chứng:

Thời gian ủ bệnh từ 2 – 3 ngày. Ăn kém, giảm nhu động dạ cỏ, uống nước nhiều. Sốt cao 41 – 41,70C, có cơn run rẩy. Ỉa chảy dữ dội; phân lỏng màu xanh vàng hoặc xám vàng, niêm mạc ruột lầy nhầy lẫn máu, mùi tanh khắm. Vật bệnh nằm bệt, rên rỉ do đau bụng; mắt trũng, gầy hốc hác, da nhăn nheo do mất nước; thường chết sau 2 – 6 ngày.

2. Bệnh tích:

- Niêm mạc ruột phù nề, xung huyết và tróc từng mảng, gây chảy máu.

- Chùm hạch ruột sưng, bên trong tụ huyết và xuất huyết

- Thận có xuất huyết lấm tấm, lách xưng nếu như bò bị bệnh thể hiện nhiễm trùng huyết.

3. Dịch tễ học:

- Động vật bị bệnh: bò các lứa tuổi đều mắc bệnh; nhưng bê nghé non từ 2 tuần tuổi đến 2 - 3 tháng bị bệnh nặng chết với tỷ lệ cao.

- Bệnh có thể từ súc vật lây sang người và ngược lại.

- Bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hoá: do ăn uống phải vi khuẩn từ thức ăn, nước uống.

- Bệnh xảy ra quanh năm ở các cơ sở chăn nuôi có ô nhiễm mầm bệnh. Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều từ mùa hè tới mùa thu thường làm cho bê non, nghé non bị bệnh đồng loạt.

4. Điều trị:

- Điều trị sớm bệnh bằng một trong các kháng sinh sau hoặc phối hợp giữa 2 loại kháng sinh:

            Enrofloxacin: 20mg/kg thể trọng bò/gnày.

            Oxytetracyclin: 20 - 30mg/kg thể trọng bò/ngày.

            Colistin: 20mg/kg thể trọng bò/ngày.

- Phối hợp kháng sinh với một trong các Sulfamid sau:

Bisepton: 20mg/kg thể trọng bò/ngày.

Sulfaguanidin: 30mg/kg thể trọng bò/ngày.

Sulfamerazin: 20 mg/kg thể trọng bò/ngày.

- Trợ sức: tiêm Cafein hoặc long não nước; truyền sinh lý mặn ngọt đẳng trương: 1000 – 1500ml/100kg thể trọng/ngày; tiêm Vitamin B1, VitaminC, Vitamin K.

- Sử dụng thuốc giảm nhu động ruột: tiêm  Atropin

- Hộ lý: chăm sóc tốt súc vật bệnh; giảm cho ăn chất xơ trong thời gian điều trị bệnh.

5. Phòng bệnh:

- Sử dụng vacxin nhược độc hoặc vacxin chết tiêm phòng nhiễm cho trâu bò theo định kỳ 6 tháng/ lần và cho bê non sau khi đẻ 1 – 2 tháng tuổi.

- Thực hiện vệ sinh thú y: cho bò ăn sạch; uống sạch; chuồng trại và môi trường chăn thả sạch.

- Kiểm dịch nghiêm ngặt khi xuất nhập bò.

Nguồn: Hội nông dân Thành phố Cần Thơ


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Cách phòng và trị bệnh viêm vú trên bò sữa

Bệnh viêm vú trên bò sữa là một trong những bệnh thường gặp trong chăn nuôi bò sữa, hầu hết các vùng chăn nuôi bò sữa đều gặp phải, bệnh thường gây hại trên bò trong giai đoạn khai thác sữa, làm giảm năng suất, sức sinh sản thậm chí gây chết bò nếu không điều trị kịp thời. Dưới đây xin hướng dẫn bà con chăn nuôi cách nhận biết và phòng trị bệnh viêm vú trên bò sữa.

Hướng lai tạo các giống bò chuyên thịt ở Việt Nam

Bò lai Zebu có nhiều đặc tính quý, đã khắc phục được các nhược điểm của bò Vàng.

Quản lý chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa theo VIETGAHP

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của người dân cần những sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, sản phẩm sạch. Trong đó, sữa bò sạch và an toàn phải đảm bảo không có dư lượng thuốc kháng sinh; không mang các mầm bệnh truyền nhiễm như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… Muốn vậy, người chăn nuôi bò sữa cần phải thực hiện quy trình chăn nuôi theo VIETGAHP.

Thức ăn cho bê giai đoạn sau cai sữa (6 - 21 tháng tuổi)

Thời kỳ này bê chuyển từ thức ăn là sữa mẹ sang thức ăn thô xanh và một phần thức ăn tinh. Giai đoạn này nếu nuôi dưỡng không tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sau này của bê. Nên phân đàn bê thành nhóm có tuổi, thể trọng tương đồng để dễ chăm sóc và quản lý.