Ủ chua thân ngô làm thức ăn cho bò

2022-03-28 14:49:37

Thân ngô sau khi thu hoạch (nhất là ngô thu bắp non) chiếm khối lượng rất lớn. Để tận dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm này, TS. Lê Đăng Đảnh (trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu thành công việc ủ thân ngô làm nguồn thức ăn dự trữ cho bò.

 1. Cách ủ chua thân cây ngô tươi
Để giảm bớt hao hụt, thân ngô tươi (ngô thu bắp non) cắt về phải được đem ủ ngay, sau đó dùng máy cắt thân cây thành từng đoạn nhỏ dài khoảng 2-3cm, rồi trộn phụ gia có thể là 0,5% muối hoặc 5% rỉ mật đường (soi bao ủ khoảng 10-30kg.

Cây ngô ủ muối thường có màu xanh vàng, chua nồng, còn ủ bằng rỉ mật đường có màu xanh vàng ngả nâu, chua nồng nhẹ có kèm theo mùi ngọt của rỉ đường. Ngoài ra có thể ủ với acid formic (hạn chế được nấm mốc) ngô ủ có màu sắc xanh vàng, chua nồng nhẹ, rất ngon miệng đối với bò.

2. Cách ủ chua thân ngô khô:

Quy trình ủ chua thân ngô khô (cây ngô sau thu hoạch bắp để khô ngoài đồng) được thực hiện như sau:

- Cây ngô khô đem cắt nhỏ, độ dài 3-5cm, trộn với phụ gia, có thể 0,5% muối (tỉ lệ muối so với trọng lượng thân ngô), 5% ngô xay hoặc 5% rỉ đường, cho vào túi ủ khoảng 4-5kg/túi.

Cho thân ngô đã cắt vào túi nilon, dùng máy hút hết không khí (sử dụng máy vắt sữa) và cột chặt miệng túi lại bằng dây chun. Bảo quản các túi ủ này không cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Bao phải kê cách mặt đất 20cm. Khi ủ cho thêm bột ngô, rỉ đường để giúp cho sự lên men nhanh hơn, làm sao để pH hạ thấp dưới 4 là tốt nhất cho việc dự trữ ngô ủ.

So sánh:

Cả hai loại thân ngô khô và tươi ở thời điểm 30 ngày sau ủ, qua phân tích, thành phần dưỡng chất của thân ngô không thay đổi nhiều. Thân ngô khô sau ủ có màu vàng nâu đậm, mùi chua nồng nhẹ trong khi ủ, còn thân bắp tươi cho màu vàng hơi xanh, mùi chua nồng mạnh, thơm rỉ đường.

Sau 45 ngày ủ ngô tươi có độ pH từ 3,9-4,3 thấp hơn so với thân ngô khô (pH=5). Điều đó chứng tỏ cây ngô tươi còn nhiều hàm lượng đường tan nên dễ lên men hơn, độ phân giải chất khô trong dạ cỏ của bò ở ngô tươi cao hơn ngô khô, riêng ủ với rỉ đường có độ phân giải cao nhất.

Với cách ủ chua trong túi nilon, thân ngô được bảo quản khoảng 1 năm, nhưng tốt nhất là cho bò ăn thức ăn ủ trước 9 tháng

Nguồn: NTNN


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

Cách phòng và trị bệnh viêm vú trên bò sữa

Bệnh viêm vú trên bò sữa là một trong những bệnh thường gặp trong chăn nuôi bò sữa, hầu hết các vùng chăn nuôi bò sữa đều gặp phải, bệnh thường gây hại trên bò trong giai đoạn khai thác sữa, làm giảm năng suất, sức sinh sản thậm chí gây chết bò nếu không điều trị kịp thời. Dưới đây xin hướng dẫn bà con chăn nuôi cách nhận biết và phòng trị bệnh viêm vú trên bò sữa.

Hướng lai tạo các giống bò chuyên thịt ở Việt Nam

Bò lai Zebu có nhiều đặc tính quý, đã khắc phục được các nhược điểm của bò Vàng.

Quản lý chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa theo VIETGAHP

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của người dân cần những sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, sản phẩm sạch. Trong đó, sữa bò sạch và an toàn phải đảm bảo không có dư lượng thuốc kháng sinh; không mang các mầm bệnh truyền nhiễm như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… Muốn vậy, người chăn nuôi bò sữa cần phải thực hiện quy trình chăn nuôi theo VIETGAHP.

Thức ăn cho bê giai đoạn sau cai sữa (6 - 21 tháng tuổi)

Thời kỳ này bê chuyển từ thức ăn là sữa mẹ sang thức ăn thô xanh và một phần thức ăn tinh. Giai đoạn này nếu nuôi dưỡng không tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sau này của bê. Nên phân đàn bê thành nhóm có tuổi, thể trọng tương đồng để dễ chăm sóc và quản lý.